Tín dụng “đen” len vào ngân hàng

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thông thường, tín dụng “đen” tồn tại ngoài xã hội và len vào trong ngân hàng dưới nhiều dạng biến tướng. Điều này không chỉ gây ra khó khăn cho doanh nghiệp (DN) mà còn tạo ra rủi ro cho chính ngân hàng.
Tín dụng “đen” len vào ngân hàng
Thừa nhận tốn tại hai tỷ giá ngay trong ngân hàng. (Ảnh: taichinhvn)

Công khai

Đầu tháng 12/2009, sau khi thực hiện điều chỉnh về tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước đã họp với các ngân hàng thương mại yêu cầu việc bán USD cho DN đúng quy định, các ngân hàng thương mại cam kết bán ngoại tệ đúng giá trần.

Ngay buổi chiều, đã có những ngân hàng thương mại ra thông báo về việc thực hiện bán USD đúng giá niêm yết như một thành tích giúp ổn định thị trường. Tuy nhiên, việc làm đó chẳng khác nào việc thừa nhận việc mua bán USD trong hệ thống ngân hàng trong những lúc khó khăn đã không theo đúng tỷ giá công bố.

Thông thường, DN đi mua USD bao giờ cũng phải chấp nhận mất thêm nhiều chi phí khác, việc này khiến tỷ giá thực lên cao hơn tỷ giá niêm yết rất nhiều. Khoản tăng thêm đó được ngân hàng hoạch toán bằng nhiều cách khác nhau. 

Tương tự, trong thời điểm khó khăn về thanh khoản, giao dịch trên thi trường liên ngân hàng với mức lãi suất lên đến 20% - 30% là việc chẳng khiến ai lạ lẫm. Trong khi lãi suất này đã được khống chế trần không quá 12%. Khoản chênh lệch đó chính là phần thỏa thuận giữa các ngân hàng và được hợp lý hóa vào những chi phí khác nhau còn trên hợp đồng vẫn đảm bảo mọi quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Nóng bỏng hiện nay chính là việc thu thêm các loại phí của các ngân hàng thương mại đối với người vay tiền. Với lãi suất cơ bản 8%, lãi suất thực cho vay tối đa trên thị trường hiện nay có khi lên đến 19% vì người vay phải cõng thêm nhiều loại phí khác.

Qua phản ánh của nhiều DN, tại một ngân hàng cổ phần lớn ở Hà Nội, người đến vay phải chịu các khoản phí như phí quản lý hạn mức (1.2% năm x số hạn mức), phí quản lý tài sản trước 31/12/2009 thu phí 3.2% năm từ ngày 1/01/2010 hiện nay đang thu phí 7.2% năm. Tính ra, lãi suất cho vay 19.2%/năm.

Cách tính phí ở mỗi ngân hàng một khác nhau. Tuy nhiên, sự lên xuống của các loại phí cũng phần nào cho thấy thực trạng của nguồn vốn trong các ngân hàng. Khi vốn nhiều, ngân hàng cạnh tranh tìm cách cho vay. Ngược lại, thời điểm khó khăn như hiện nay thì phí tăng lên khủng khiếp và DN luôn rơi vào thế buộc phải im lặng chấp nhận.

Giám đốc một DN cho biết, DN đã ký hợp đồng vay vốn, tài sản đã thế chấp nhưng ngân hàng vẫn yêu cầu nộp phí quản lý tài sản đến 3,5%/1năm và nội dung hợp đồng lại ghi là người vay tự nguyện yêu cầu quản lý tài sản thế chấp. Như thế ngân hàng đã ép buộc trắng trợn khách hàng, vì nếu không ký hợp đồng và nộp phí đương nhiên họ không giải ngân.

Theo quy luật thị trường

Trao đổi về vấn đề này, ông Lê Xuân Nghĩa – Phó Chủ tịch Ủy ban giám sát tiền tệ quốc gia lo ngại. "Việc lôi kiểu tín dụng đen vào chính trong hệ thống ngân hàng sẽ làm cho đạo đức cán bộ ngân hàng suy giảm nghiêm trọng, cùng với đó là rủi ro lớn nhất"- ông Nghĩa nói.

Bí vốn, DN thường bị ngân hàng ép và phải im lặng chấp nhận. (Ảnh: kinhte24h)

Ông Nghĩa lấy ví dụ, khủng hoảng ở Mỹ không phải là họ không kiểm soát tốt mà ngược lại có chế độ kiểm soát rất chặt chẽ. Tuy nhiên, mọi tiêu chí kỹ thuật đều bất lực trước rủi ro đạo đức. Lòng tham đã khiến các nhà băng đổ tiền vào các tài sản rủi ro cao để kiếm lãi lớn để rồi xảy ra đổ vỡ. Nếu Việt Nam vẫn còn tồn tại tình trạng hai tỷ giá, hai lãi suất là rất nguy hiểm.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân sâu xa cảu tình trạng này là lãi suất hiện không hợp lý so với nhu cầu thị trường. Lãi suất cơ bản duy trì ở mức thấp không phản ánh nhu cầu thực tế đã khiến thị trường méo mó và nảy sinh nhiều biến tướng.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật