Đào tạo liên thông: Chất lượng chưa theo kịp số lượng

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Song song với việc tuyển sinh hệ chính qui, gần đây, chương trình đào tạo liên thông trong các trường ĐH, CĐ đang có xu hướng mở rộng. Ngay trước kỳ thi ĐH, các chương trình đào tạo liên thông đã được các trường lên kế hoạch và sẵn sàng tuyển sinh ngay sau khi kỳ thi tuyển sinh hệ chính quy kết thúc. Tuy nhiên, bên cạnh việc mở ra nhiều cơ hội học tập, đào tạo liên thông cũng khiến không ít người băn khoăn về chất lượng “đầu vào“ và kéo theo cả “đầu ra“.
Đào tạo liên thông: Chất lượng chưa theo kịp số lượng
Ảnh minh họa

Đào tạo liên thông - một "cách học mới"


Trước đây, do không đỗ ĐH hoặc chưa có điều kiện học ĐH ngay, nhiều người thay vì chờ đợi năm sau đã chấp nhận lối đi vòng là tạm thời học hệ trung cấp hoặc CĐ, sau đó tiếp tục học liên thông lên các cấp cao hơn. Nhưng nay, sự lựa chọn này lại trở thành xu hướng của nhiều bạn trẻ. Chính vì vậy, cùng với đào tạo hệ ĐH, CĐ chính quy, hàng loạt trường ĐH đã khai thác thêm cả mảng đào tạo liên thông. Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội tuyển sinh đào tạo liên thông ở nhiều ngành và tất cả các bậc đào tạo; ĐH Ngoại thương mở lớp liên thông từ CĐ lên ĐH; ĐH Sư phạm nghệ thuật Trung ương đào tạo liên thông các ngành âm nhạc, mỹ thuật. ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên đào tạo liên thông tất cả các bậc học với nhiều chuyên ngành đào tạo...


Một kiểu tuyển sinh liên thông cũng đang thịnh hành là liên thông theo "hai cấp bậc", nghĩa là liên thông từ trung cấp lên CĐ, rồi từ CĐ lên ĐH. Theo giải thích của một trường có đào tạo "hai cấp bậc" này là "liên thông trực tiếp một cấp từ trung cấp lên ĐH đã trở thành chuyện không đơn giản với những thí sinh có sức học trung bình hoặc học lực khá, nhưng có ít thời gian để tập trung hoàn toàn cho việc học do điều kiện khó khăn nhiều mặt.


Không chỉ liên thông đào tạo qua các hệ ngay tại trường, một số trường ĐH còn tổ chức liên thông dạng liên kết với các cơ sở đào tạo khác. Ở lĩnh vực đào tạo nghề, nhiều trường cũng bắt đầu rục rịch chuẩn bị cho chương trình liên thông. Liên thông từ hệ công nhân kỹ thuật trước đây lên trung cấp nghề, liên thông từ trung cấp nghề lên cao đẳng nghề...


Băn khoăn chất lượng


Theo quy định về đào tạo liên thông do Bộ GD&ĐT mới ban hành, tất cả các trường ĐH đều được phép đào tạo liên thông từ TCCN-CĐ và từ CĐ-ĐH đối với những ngành học đang đào tạo chính quy. Riêng đào tạo liên thông từ TCCN lên thẳng ĐH phải được sự đồng ý của Bộ. Qui định này chỉ rõ đối với đào tạo liên thông từ trung cấp lên CĐ hoặc từ CĐ lên ĐH, người dự tuyển phải đạt tốt nghiệp loại khá trở lên sẽ được tham gia dự tuyển ngay. Người tốt nghiệp loại trung bình phải có ít nhất một năm làm việc gắn với chuyên môn đào tạo mới được tham gia dự tuyển. Đối với đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp lên ĐH, người có bằng tốt nghiệp trung cấp phải có ít nhất ba năm làm việc gắn với chuyên môn đào tạo mới được tham gia dự tuyển. Quy định vậy, nhưng thực tế cho thấy các trường vẫn rất nới lỏng trong việc tuyển sinh.


Ở những năm tuyển sinh trước, nhiều học sinh trượt tốt nghiệp THPT, nhưng vẫn có cơ hội học ĐH. Bởi sau kỳ thi tốt nghiệp THPT, nhiều trường trung cấp hoặc trung tâm đào tạo nghề đã thông báo tuyển sinh với chương trình liên thông lên CĐ, ĐH rất rộng mở. Những thí sinh chưa tốt nghiệp THPT được nhà trường tạo điều kiện đầu vào, sau đó một năm mới trả nợ bằng tốt nghiệp THPT như trường TC KT-KT. Như vậy, đồng nghĩa với việc nếu cứ hoàn thiện tuần tự các chương trình học, học sinh sẽ được liên thông lên CĐ, rồi ĐH.


Do cánh cửa tuyển sinh liên thông mở rộng nên nhiều người có học lực trung bình cũng không cần chờ đợi vài năm đi làm mới được liên thông tiếp mà đều tìm cách có được được tấm bằng khá để được dự tuyển ngay. Do là hình thức đào tạo mới, nên việc thông báo tuyển sinh của một số trường cũng không thật rõ ràng, việc tuyển sinh đầu vào khá dễ dàng, đồng nghĩa với chất lượng đầu ra cũng không đảm bảo.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật