Bài học dạy trẻ bước lên kính vỡ gây ý kiến trái chiều

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bài học trong sách dậy kỹ năng sống, hướng dẫn học sinh bước qua thảm kính vỡ để trau dồi lòng dũng cảm đang gây tranh cãi.
Bài học dạy trẻ bước lên kính vỡ gây ý kiến trái chiều
sách dạy kỹ năng sống cho trẻ lớp 1

Vài ngày qua, hình ảnh về cuốn sách dạy kỹ năng sống cho trẻ lớp 1 cùng với hình ảnh các em nhỏ được hướng dẫn giẫm chân trần lên tấm thảm phủ đầy mảnh thủy tinh vỡ đang được nhiều người quan tâm, tranh cãi, đặc biệt là những bậc phụ huynh có con nhỏ.

Theo đó, cuốn sách có tên là "Thực hành kỹ năng sống cho học sinh lớp 1" do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành. Bài 15 dạy trẻ về lòng dũng cảm với nội dung “Vượt qua nỗi sợ” kể về câu chuyện “Bạn An dũng cảm”.

Sách viết: “Cô giáo rải một thảm thủy tinh dày trước mặt cả lớp và yêu cầu các bạn đi qua đó. Cả lớp đều rất sợ hãi và An cũng vậy. Nhưng cô giáo đã động viên và hướng dẫn giúp An tự tin đi qua thảm thủy tinh một cách dễ dàng. Khi đi qua rồi, An thấy thảm thủy tinh không đáng sợ như mình nghĩ và An quay lại động viên các bạn để các bạn dũng cảm như An. Cuối cùng cả lớp đều dũng cảm đi qua thảm thủy tinh”.

Ngày 23/8, Facebook của một cô giáo đăng tải hình ảnh các em học sinh trong một buổi hoạt động ngoài giờ đã cùng nhau bước qua tấm thảm trải nhiều mảnh kính vỡ.

Trả lời trên tờ Pháp Luật TP HCM, người phụ trách lớp học kỹ năng sống của ngôi trường nói trên, cho hay trong ngày 22 và 23/8, trường có phối hợp với một trung tâm tổ chức lớp học về kỹ năng sống cho khoảng 200 học sinh lớp 6. Hoạt động ngoại khóa không bắt buộc nên học sinh tự đăng ký, không bắt buộc.

Giám đốc trung tâm chuyên giáo dục kỹ năng sống (nơi tổ chức bài trải nghiệm trên), cho biết đoạn đường trải mảnh vỡ thủy tinh dài khoảng 60 cm. Trong quá trình thực hiện, hai nhân viên của trung tâm sẽ đứng bên cạnh đỡ tay các em để giảm bớt lực từ bàn chân đè xuống đống thủy tinh, đồng thời động viên học sinh vượt qua thử thách.

“Ngày 22 và 23/8, số học sinh tham gia bài tập có tới 90% em dám đi qua đoạn đường có mảnh vỡ thủy tinh. Sau bài tập, phần lớn học sinh hào hứng, tự tin hơn. Không có sự cố nào xảy ra. Chúng tôi muốn học sinh hiểu rằng bài học rút ra là nếu học sinh vượt qua được bài tập trải nghiệm đi trên thủy tinh thì sẽ vượt qua được những thử thách lớn hơn”, bà này cho biết.

Trao đổi với Báo, chủ biên cuốn sách Thực hành kỹ năng sống cho học sinh lớp 1 - tiến sĩ Phan Quốc Việt cho biết, bài học này đã được trung tâm của ông dạy học sinh 10 năm qua và chưa em nào bị chảy máu.

Theo ông Việt, để học sinh trải nghiệm thực tế, ông đã nghiên cứu kỹ. Theo nguyên tắc trong vật lý, mảnh vỡ thủy tinh to cỡ 3 cm2 và độ dày 3 cm thì không thể cắt vào chân, mảnh to thiết diện lớn trồi lên trên, mảnh nhỏ chím xuống dưới và được dán băng dính lại để trành nguy hiểm, không bị đau, thậm chí còn êm chân.

"Tôi đã trải nghiệm nhiều lần, thậm chí cõng học sinh đi qua thảm thủy tinh và không hề việc gì... Đây là kỹ năng sinh tồn và đa số chúng ta chết vì sợ hãi chứ không phải chết vì tai nạn. Chúng tôi không dạy an toàn, mà chúng tôi dạy dũng cảm", ông Việt nói.

Ngoài việc đi trên thảm thủy tinh, bài học về lòng dũng cảm còn có phần học sinh lấy kim tiêm tự đâm vào tay, rút ra sau đó tự cho thuốc đỏ rồi dùng bông băng lại. Trẻ nhỏ hiện nay thấy kim tiêm là khóc nên bài học này sẽ giúp trẻ đối diện với sợ hãi.

Ông Việt cũng khẳng định, người lớn không cần lo trẻ con sẽ đọc và làm thử điều này ngoài đời thật, bởi vì khi chưa học thì chúng sẽ sợ, mà nếu sợ thì sẽ không bao giờ làm thử. Trẻ phải thấy chai vỡ thật, phải nghe tiếng "xoảng", phải bước qua nó thì mới vượt qua được sợ hãi. Nếu không đối diện với thực tế thì khi chiến tranh, khó khăn, trẻ không biết đối mặt thế nào.

Bài học mới mẻ này đang gây tranh cãi khá lớn trong cộng đồng các phụ huynh bởi nhiều người lo lắng về sức khỏe của con trẻ khi tham gia hoạt động này.

Bạn Phương Bùi bình luận: "Bản thân mình thấy ý tưởng này rất dở. Bơi là kỹ năng sinh tồn, là thể dục thể thao, ngoài nâng cao sức khỏe thì còn đối phó lúc cần. Nhưng còn đi trên thủy tinh là cái kỹ năng sinh tồn gì, có bao nhiêu % một người tự dưng rơi vào hoàn cảnh thủy tinh rơi đầy trc mặt xong không có giày dép gì phải đi chân không qua. Mà tại sao lại dạy điều đó với học sinh lớp 1 khi các con chưa có nhận thức nhiều, chỉ biết bắt chước. Quá nguy hiểm".

Bạn Lê Hiên bình luận: "Kỹ năng sống chính là những điều gần gũi trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta chứ không xa vời, giáo lý như thế này. Bố mẹ hãy cố gắng để ý thì sẽ thấy tình huống nào trong cuộc sống cũng để lại bài học cho bé, hãy dạy bé những điều mà bé và gia đình trải nghiệm hàng ngày".

Đồng quan điểm, bạn Tata viết: "Những người viết sách đang nhầm lẫn kỹ năng sống và kỹ nghệ mãi võ. Sao không dạy trẻ học bơi để tránh đuối nước; học cách liên lạc với ba mẹ khi bị lạc, tai nạn; học cách đáp trả khi bị tấn công; học cách tránh xa nguy hiểm khi nhà cháy hay các kỹ năng sơ cấp cứu...".

Bạn Hoangdo là người từng trải nghiệm, cho hay: "Tôi cũng đã đi trên thuỷ tinh vỡ ở khoá học kiểu này rồi. Chỉ xước vài vết và có chảy máu, nhiều bạn khác cũng vậy. Tôi chỉ sợ lây bệnh lẫn nhau qua đường máu như viêm gan B, HIV... Không nguy hiểm lắm nhưng tôi thấy cũng không nên học bài học này vì dễ lây bệnh và không dũng cảm thêm được tý nào".

Tuy nhiên cũng có một số phụ huynh bày tỏ sự quan tâm, ủng hộ ý kiến này. Họ cho rằng, đây cũng mà một phương pháp mới cần xem xét, bởi trẻ em bây giờ được nuông chiều, phụ thuộc nhiều vào bố mẹ, nhiều khi trở ngại nhỏ cũng bỏ cuộc hoặc sợ sệt không dám vượt qua.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật