Thực hư bữa cơm 3 miếng thịt mỡ của bệnh nhân tâm thần

Administrator Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hình ảnh suất cơm chỉ có 3 miếng thịt mỡ của các bệnh nhân tâm thần ở Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Nghệ An được chia sẻ rộng rãi trên cộng đồng mạng khiến ai thấy cũng phải xót xa.
Thực hư bữa cơm 3 miếng thịt mỡ của bệnh nhân tâm thần
Những hình ảnh này được chia sẻ lên mạng đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của dư luận

Những ngày qua, chủ nhân facebook có tên L.Đ đã đăng tải loạt hình ảnh những người bị bệnh tâm thần ở Nghệ An trong tình trạng không mảnh vải che thân, trầ‌ּn tru‌ּồng lăn lộn trên sàn nhà và suất ăn chỉ có 2-3 miếng thịt mỡ.

Đi kèm với những hình ảnh này là lời chia sẻ: “Tận mắt chứng kiến bữa ăn chế độ của bệnh nhân tâm thần – người già neo đơn – mù lòa – tàn tật tại Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Nghệ An. Thật xót xa… Ngày nào cũng như thế này!”.

Sau khi đăng tải, những hình ảnh này ngay lập tức được chia sẻ rộng rãi trên cộng đồng mạng khiến ai cũng phải xót xa. Nhiều ý kiến tỏ ra rất bức xúc và cho rằng chính trung tâm chăm sóc những người bị tâm thần đã ’bớt xén’, không lo cho người bệnh.

Chia sẻ với chúng tôi, chị L.Đ, người đăng tải những hình ảnh này lên trang Facebook cá nhân, cho biết, chị thường xuyên tổ chức các hoạt động từ thiện tại Nghệ An và cũng thường liên hệ với Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Nghệ An tại xóm Nguyễn Tạo, xã Giang Sơn Đông, huyện Đô Lương để làm thiện nguyện.

Do các khoản trợ cấp quá ít, nên những bữa cơm hàng ngày của những người được nuôi dưỡng ở trung tâm không đủ chất dinh dưỡng

"Những hình ảnh về cảnh sinh hoạt và bữa cơm của bệnh nhân tâm thần nơi đây tôi vô tình chụp lại rồi đăng tải lên mạng, không ngờ nó lại có sức lan tỏa mạnh đến thế. Mục đích của tôi khi đăng tải không phải là để tố cáo các cán bộ tại trung tâm bởi chính tôi cũng hiểu rõ sự vất vả, khổ cực của họ. Thông qua mạng xã hội, tôi chỉ mong rằng các cấp trên có nhiều chính sách hơn nữa để các bệnh nhân ở đây có bữa ăn đủ dinh dưỡng", chị L.Đ chia sẻ.

Ngoài ra, chủ nhân Facebook này còn giải thích thêm, bệnh nhân ở đây cởi trần không phải là do họ không có quần áo để mặc mà họ mặc vào rồi tự xé ra mỗi khi lên cơn, vì thế, họ luôn trong tình trạng khô‌ּng mặ‌ּc quần áo.

Để tìm hiểu thực hư nội dung trong những bức ảnh này, sáng 25/8, phóng viên đã tìm đến Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh. Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Thế Tường, Phó Giám đốc Trung tâm chia sẻ: "Những hình ảnh của chị L.Đ đăng tải trên mạng xã hội là đúng với những gì đang diễn ra tại trung tâm. Tuy nhiên, tôi cũng muốn nói thêm để cho dư luận hiểu hơn.

Ông Nguyễn Thế Tường – PGĐ Trung tâm Bảo trợ xã hội Nghệ An chia sẻ với PV

Thứ nhất, những người bị mắc bệnh tâm thần, khi lên cơn họ thường xé nát quần áo. Có những trường hợp còn lấy quần áo để thắ‌t c‌ổ. Để khắc phục tình trạng này, mỗi khi họ lên cơn chúng tôi đành phải để họ ’khỏ‌ּa thâ‌ּn’ một thời gian sau đó mới mặc lại. Thực tế chúng tôi cũng xót xa khi mỗi bệnh nhân theo chế độ chỉ được cấp 2 bộ quần áo mỗi năm. Vì thế, những trường hợp xé hết quần áo khi lên cơn thì sẽ không còn quần áo để mặc. Người bình thường một năm mặc 2 bộ còn khó huống hồ là những người bệnh tâm thần. Nhưng cũng may mắn khi trung tâm nhận được nhiều quần áo từ các đội thiện nguyện cũng như các nhà hảo tâm.

Thứ hai, về bữa cơm chỉ có vài ba miếng thịt mỡ. Người bị bệnh tâm thần được hỗ trợ mỗi tháng 450.000 đồng, còn người già, neo đơn được hỗ trợ 360.000 đồng. Chúng tôi phải nấu ăn một ngày 3 bữa thì mỗi bữa suất ăn của họ chỉ vài nghìn đồng. Tất cả bữa ăn đều được quy định rõ ràng nhưng để nói đảm bảo dinh dưỡng và đủ chất thì không thể".

Cảnh sinh hoạt bình thường ở Trung tâm Bảo trợ xã hội Nghệ An

Bà Nguyễn Thị Thu Phương, Phó Giám đốc Trung tâm cho biết thêm: “Theo nghị định 136 của Chính phủ, từ ngày 1/1/2015, chế độ mới cho các đối tượng người già cả, neo đơn là 1.080.000 đồng/tháng, người bị tâm thần là 810.000 đồng/tháng. Nhưng đến nay chúng tôi vẫn chưa nhận được chế độ trợ cấp mới trên nên vẫn phải áp dụng chế độ trợ cấp cũ. Chúng tôi tha thiết yêu cầu các cấp có liên quan nhanh chóng triển khai chế độ mới để đảm bảo “nguồn sống” thiết yếu cho các đối tượng đặc biệt này".

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật