Hạnh phúc trào nước mắt với ca sinh 5 đầu tiên tại Việt Nam

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Từ trước tới nay, bệnh viện Từ Dũ từng tiếp nhận ca sinh 3, sinh 4 nhưng sinh 5 thì đây là lần đầu tiên. Điều đáng ngạc nhiên, tình trạng sức khỏe của cả 5 cháu nhỏ đều tạm ổn, không cần thở ô-xy.
Hạnh phúc trào nước mắt với ca sinh 5 đầu tiên tại Việt Nam
Ca sinh 5 hiếm gặp đã chào đời “mẹ tròn con vuông“ tại Từ Dũ

Cụ thể, vào 19h10 tối 17/3, sản phụ tên Lê Huỳnh Anh Thư (SN 1985, ngụ quận 5, TP.HCM) đã lâm bồn bằng phương pháp sinh mổ. 5 bé (ba trai, hai gái) với cân nặng 2 kg, 1,3 kg, 1,8, 1,5 và 1,3 kg đã ra đời.

Vì sản phụ khám thai và can thiệp thụ tinh nhân tạo bằng cách bơm tin‌ּh trù‌ּng vào tử cung ở một phòng khám tư nhân nên chưa từng được theo dõi tại bệnh viện.

"Ca sinh 5 đầu tiên ở Việt Nam"

//

Mãi tới lúc có dấu hiệu chuyển dạ, chị Thư mới được đưa đến bệnh viện Từ Dũ. Trước đó, chị từng siêu âm và biết mình sinh bốn. Các bác sĩ nơi chị khám thai cũng khuyên nên bỏ bớt thai để tránh những nguy cơ rủi ro, nhưng sản phụ và gia đình không đồng ý.

Chỉ sau 10 phút nhập viện, sản phụ đã được mổ bắt thai ngay. Sau khi bắt ra hết bốn bé, bác sĩ thấy lấp ló chân của một bé nữa. Như vậy đây là ca sinh năm chứ không phải sinh bốn như kết quả siêu âm dự tính. Ba bé trai có tình trạng ổn hơn hai bé gái nên đã được tập cho ăn mỗi lần khoảng 5 ml sữa loãng. Riêng hai bé gái, tới ngày hôm nay bắt đầu có dấu hiệu suy hô hấp, bác sĩ đang theo dõi kĩ và nuôi ăn theo đường tĩnh mạch. Được biết, sau khi lập gia đình 2 năm không có thai, mẹ của các bé đã nhờ tới kĩ thuật hỗ trợ sinh sản và thành công ngay trong lần đầu. Năm em bé là con đầu lòng.

Sau 2 năm, các bé vẫn phát triển mạnh khỏe như bao đứa trẻ bình thường. Khi hỏi tên các bé, chị Thư nói, họ và chữ lót các bé là Nguyễn Lê Quách Thế, còn tên thì gắn vào lần lượt theo tứ tự từ lớn đến bé gồm 3 trai là Huynh, Đệ, Lộc và 2 gái là Phượng, Muổi, theo cách đặt tên của người Việt lẫn Hoa. “Tên của các bé được ghép từ họ cha, mẹ và chữ Thế trong đời con, cháu thứ 11 theo dòng tộc người Hoa, bởi ông nội các cháu là người Hoa” – bà Phụng – bà ngoại của các bé xen vào.

Chị Thư cho biết, kể từ lúc chào đời đến nay, hầu như các bé chỉ được nuôi nấng quanh quẩn trong nhà, ít khi ra ngoài trừ lúc đi khám bệnh hay những trường hợp đặc biệt. Chưa nhận được chu cấp từ Nhà nước, để chăm được các bé ít nhất phải có 3 người túc trực gồm bà Phụng, chị Thư và một cô giúp việc. Có khi họ phải thức cùng lúc, hoặc người ngủ phải có người thức canh. Riêng chịThư phải nghỉ việc để ở nhà chăm sóc các con.

Theo bà Phụng, hằng ngày bà đi chợ chi tiêu khoảng trên 100.000 đồng, chưa kể tiền sữa. Riêng về phần sữa, có một công ty tài trợ các bé đến 3 tuổi mới dừng. Tuy nhiên, lượng sữa không đủ dùng, bởi các bé uống sữa rất nhiều. “Của cho thì mình tự cân đối sao cho hài hòa chứ đâu thể xin được nữa”, chị Thư cho biết. “Mỗi lúc ăn từng lượt hết bé này sang bé khác. Chỉ mỗi cho ăn thấy cũng cực chứ chưa nói đến chuyện khác, nhưng bù lại trong nhà có tiếng khóc, cười bi bô của các cháu làm tui cũng thấy vui lên, tăng thêm động lực, có sức khỏe để chăm sóc chúng được tốt hơn, riết rồi cũng quen” – bà Phụng nói.

Ngoài bữa ăn thông thường, lâu lâu bà Phụng cũng dành chút tiền mua gà ác, cua, lươn, chình… để tẩm bổ cho các bé. Chị Thư chia sẻ, chồng chị là anhNguyễn Thanh Hiếu (39 tuổi), làm tài xế taxi Mai Linh, lương khoảng 6 triệu đồng/tháng. Mức lương đó chỉ vừa đủ lo cho gia đình, không dư dả gì. Bác sĩCao Hữu Thịnh, người kích trứng thụ tinh ca sinh 5 này, cho biết ông vẫn thường xuyên thăm hỏi sức khỏe các bé. “Các bé phát triển bình thường, không có dấu hiệu gì bất ổn. Có chăng là những bệnh lặt vặt như hô hấp, ho cảm mà thôi. Các bé ổn định về tâm thần vận động về trí não, cân nặng, không bị ốm đau nặng, không bị suy dinh dưỡng là tốt rồi”, bác sĩ Thịnh cho biết.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật