Hamas: “Đề xuất hoà đàm của ông Bush là bịa đặt“

Ha_noi_bus Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Phong trào vũ trang Palestine Hamas vừa phản đối đề xuất của Tổng thống Mỹ George W. Bush về một hội nghị hoà bình Trung Đông, lên án đó là những lời lẽ bịa đặt. Trong khi đó, Syria cho biết nước này e ngại rằng ông Bush chỉ "nói suông".
Hamas: “Đề xuất hoà đàm của ông Bush là bịa đặt“
Tổng thống Mỹ George W. Bush nói rằng đã đến lúc người Palestine phải lựa chọn.

Không có sự hợp tác từ một số bên Ảrập, nỗ lực lớn cuối cùng của Tổng thống Bush cho một sự đột phá ở Trung Đông có thể gặp trở ngại.

Các đồng minh Ảrập thân thiết của Mỹ, trong đó có Ai Cập, Ảrập Xêút và Jordan, đều hoan nghênh đề xuất của ông Bush. Tuy nhiên, họ lại nhấn mạnh tầm quan trọng của việc coi đề xuất đổi đất lấy hoà bình được thông qua năm 2003 là cốt yếu đối với bất cứ một cuộc hội đàm nào.

Sự ủng hộ của Israel đối với sáng kiến của ông Bush cũng rất dè dặt. Phát ngôn viên của Thủ tướng Ehud Olmert cho biết còn quá sớm để luận bàn về các cuộc hội đàm hoà bình chừng nào B.L chống Israel của người Palestine vẫn tiếp tục.

Hôm thứ hai, Tổng thống Bush kêu gọi tổ chức một hội nghị quốc tế trong mùa thu nhằm tái khởi động các cuộc hội đàm hoà bình giữa Israel và người Palestine. Ông nói đây là "thời khắc của sự lựa chọn" ở Trung Đông. Giới chức Mỹ bày tỏ hy vọng rằng các quốc gia Ảrập, trong đó có những nước ôn hoà không có quan hệ ngoại giao với Israel, sẽ tham dự.

Hội nghị này có mục đích tạo sự ủng hộ quốc tế cho Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas, người đứng đầu Fatah lực lượng đã bị Hamas giành mất quyền lực ở Dải Gaza. 

Với sự hậu thuẫn của cộng đồng quốc tế, ông Abbas giờ đứng đầu một chính phủ khẩn cấp ở Bờ Tây. Hamas - tổ chức từ chối thừa nhận việc Israel hiện đang bị cô lập ở Gaza.

Vẫn chưa rõ ngày giờ cụ thể, địa điểm, chương trình nghị sự và các bên tham gia hội nghị mùa thu tới. Tuy nhiên, dư luận đánh giá sự kiện này không chắc có nhiều tác động nếu không có sự ủng hộ của Hamas và Syria.

Nhà Trắng, hôm qua, đã giảm nhẹ tầm quan trọng của hội nghị, cho rằng còn quá sớm để nói về địa điểm và thời gian. "Tôi nghĩ nhiều người có xu hướng xem đây là một hội nghị hoà bình lớn" trích lời phát ngôn viên Nhà Trắng Tony Snow.

Hội nghị hoà bình Trung Đông năm 1991 ở Madrid đã dọn đường cho các hiệp ước hoà bình Oslo và việc thành lập chính phủ Palestine. Tuy nhiên, bế tắc triền miên kể từ đấy đã khiến nhiều người không chắc một hội nghị nữa như vậy có thể mang lại đột phá lớn và vững chắc.

"Nói suông"

 

Tổng thống Syria Bashar as‌sad phát biểu trước Quốc hội sau khi tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ 2.

Bình luận về đề xuất mới, Đại sứ Syria tại LHQ Bashar Ja’afari nói: "Tổng thống Bush không nói cụ thể những ai sẽ được mời. Một phút trước khi tuyên bố sáng kiến này, ông ta công kích Syria và Iran. Điều đó có nghĩa là ông ta loại trừ Syria và Iran ra khỏi cái được gọi là Hội nghị quốc tế". 

"Sáng nay tôi được biết Tổng thống Mỹ nói về nguyện vọng muốn tổ chức một hội nghị hoà bình. Tôi hy vọng... điều này là sự thật, nhưng vào lúc này, đó chỉ là những lời nói suông", Tổng thống Syria Bashar as‌sad phát biểu trước Quốc hội sau khi tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ 7. 

Ở Gaza, phản ứng của Hamas thậm chí còn kịch liệt hơn. Phong trào này lên án đề xuất của Tổng thống Bush là "những lời bịa đặt" trước người dân Palestine.

"Chúng tôi tin tất cả những hứa hẹn của ông Bush là hão huyền... Toàn là bịa đặt", người phát ngôn của Hamas Sami Abu Zuhri. "Lời hứa thành lập một nhà nước Palestine đã cũ. Nó sẽ không được thực hiện". 

"Tiến trình này rồi sẽ chẳng đi đến đâu", lãnh đạo lưu vong của Hamas, Khaled Mashaal, nói trên Đài Truyền hình Al-Jazeera tối qua. Ông này còn cáo buộc Tổng thống Bush đang cố làm cho bất hoà Hamas và Fatah sâu thêm

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật