Ẩn hoạ từ còi xe

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Không chỉ đối mặt với nguy cơ điếc tai, người tham gia giao thông còn dễ gặp tai nạn bởi việc lạ‌m dụn‌g còi xe.
Ẩn hoạ từ còi xe
Người dân tại Hà Nội và TP HCM có nhiều nguy cơ điếc do tiếng ồn. Ảnh: Trung Kiên.

Chiếc còi là nguyên nhân gây ra vụ tai nạn giao thông đau lòng đối với chị Hàn Thị Sen, 40 tuổi, trú tại ngõ 106 đường Trần Hưng Đạo, phường Nam Ngạn, thành phố Thanh Hóa. Theo người dân chứng kiến, khi đang đi xe máy trên quốc lộ 1A đoạn qua thành phố, chị Sen bị tiếng còi “lớn” xin vượt của xe tải đi phía sau làm giật mình, ngã xuống đường và bị chèn chết tại chỗ.

Biết cấm … vẫn “bóp”

Theo ghi nhận của Đất Việt, quy định cấm sử dụng còi xe tại các điểm cần yên tĩnh như trường học, bệnh viện, công sở… ở các thành phố lớn chưa được chấp hành nghiêm túc và lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) vẫn bất lực trước nạn “vô tư bóp” này.

Tại TP HCM, các tuyến đường Nguyễn Thị Minh Khai (đoạn qua khu vực bệnh viện Từ Dũ, quận 1), đường Nguyễn Tri Phương, Hùng Vương, Phạm Ngọc Thạch... đều có biển báo cấm sử dụng còi, nhưng nhiều người tham gia giao thông vẫn “bóp”, mà không hề bị CSGT xử phạt. Trên đường Nguyễn Chí Thanh, quận 5, dù có các bệnh viện như Chợ Rẫy, Răng Hàm Mặt, Y dược (cơ sở 2)... nhưng không hề có biển báo kiểu này.

Tại Hà Nội, một số khu vực theo quy định có biển cấm bóp còi như đường Trần Hưng Đạo đoạn qua bệnh viện Quân y 108, đường Trần Khánh Dư  đoạn qua bệnh viện Hữu Nghị, phố Phủ Doãn đoạn qua bệnh viện Việt - Đức…, tài xế dường như “mờ mắt”, vẫn bóp còi vô tội vạ khi lưu thông.

Người dân có nhà mặt phố ở Hà Nội rất bức xúc trước tình trạng lạ‌m dụn‌g còi xe của người tham gia giao thông. Tại các tuyến phố có nhiều xe trọng tải lớn chạy qua như đường Lương Thế Vinh, Khuất Duy Tiến, Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân), đường 70 (quận Hà Đông), Phạm Văn Đồng (quận Cầu Giấy)..., các tài xế còn sử dụng còi bất kể giờ giấc. Chị Trần Thị Yến, nhà số 36 đường Lương Thế Vinh, phàn nàn: “Xe tải chạy qua rầm rập và bấm còi inh ỏi cả ngày nhưng các CSGT thường xuyên túc trực ở đây vẫn làm ngơ trước vi phạm này”.

Nghị định 146 của Chính phủ quy định, phạt tiền 100.000 – 200.000 đồng đối với người bấm còi hoặc gây ồn ào, tiếng động lớn làm ảnh hưởng đến sự yên tĩnh trong đô thị và khu dân cư trong thời gian từ 22h hôm trước đến 5h hôm sau (trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định). Phạt tiền 200.000 - 400.000 đồng đối với người điều khiển xe bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi. Phạt tiền 100.000 - 200.000 nghìn đồng đối với hành vi bấm còi, rú ga liên tục trong khu đô thị, khu đông dân cư.

Rất khó xử phạt

Dù việc lạ‌m dụn‌g còi xe gây ra rất nhiều hậu quả tại hại nhưng nhiều CSGT cho biết, họ rất khó xử phạt vi phạm này. “Hiện lực lượng CSGT vẫn chưa được trang bị máy đo tiếng ồn. Do vậy, trong nhiều trường hợp rất khó đưa ra được bằng chứng vi phạm”, trung tá Đỗ Quang Tuyến, phòng Hướng dẫn công tác điều tra, kiểm soát, Cục CSGT đường bộ, đường sắt, cho biết.

Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, trưởng ban Tuyên truyền, Hội Luật gia TP HCM, không dễ dàng chứng minh các phương tiện sử dụng còi xe không đúng luật, hoặc là nguyên nhân dẫn tới các vụ tai nạn. Về trường hợp tai nạn của chị Hàn Thị Sen, Thanh Hóa, ông Hậu phân tích: “Ai chứng minh việc người phụ nữ đó bị ngã là do tiếng còi? Chứng minh được rồi thì sẽ xử phạt ra sao?”.

“Đô thị ở các nước trong khu vực như Brunei, Indonesia, Singgapore… đều cấm tiệt tiếng còi”, luật sư Hậu dẫn chứng, và cho rằng đã đến lúc những người làm luật phải suy nghĩ nghiêm túc về vấn nạn còi xe.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên giám đốc bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, đưa ra số liệu: khoảng 5% - 7% dân số Việt Nam bị điếc vì tiếng còi xe. Theo bà Dinh, cường độ âm thanh an toàn là ở mức 30 - 70 dB (chỉ số tiếng ồn), trong khi đó Hà Nội và TP HCM có tiềng ồn đường phố trên 80 dB, vượt quá mức an toàn.

Ngoài ra, theo kết quả quan trắc môi trường vừa qua của Chi cục Bảo vệ môi trường TP HCM, mức độ ô nhiễm tiếng ồn của thành phố rất đáng lo ngại, với gần 90% giá trị quan trắc vượt tiêu chuẩn cho phép. Ngã tư An Sương là địa điểm ô nhiễm về tiếng ồn kinh khủng nhất, với 100% giá trị quan trắc vượt tiêu chuẩn cho phép. Tác nhân gây ô nhiễm tiếng ồn được các chuyên gia đánh giá là do hoạt động giao thông.

Những “tay chơi” đều dễ dàng tìm mua hoặc lắp đặt ngay tại chỗ đủ loại còi hơi, còi báo động với âm thanh kỳ quái với giá rất rẻ. Tại TP HCM, đoạn giao cắt trên đường Hùng Vương với Lê Hồng Phong dày đặc những biển hiệu chuyên độ, chế “pô”. Đây là nơi chuyên lắp đặt các loại “pô chế” với giá từ 150.000 đến 200.000 đồng. Những loại pô này phát ra tiếng ồn còn kinh khủng hơn rất nhiều lần so với tiếng còi xe.

Tại Hà Nội, dọc phố Huế hay trong chợ Giời (quận Hai Bà Trưng), còi có nguồn gốc Trung Quốc được bày bán công khai. Các loại còi hơi có tiếng kêu kinh dị giá 150.000 - 300.000 đồng, với phí lắp đặt là 50.000 đồng.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật