Vụ nữ sinh Trà Vinh đánh nhau: Có nên đổ lỗi cho mỗi nhà trường?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chưa bao giờ B.L học đường được nói đến nhiều như hiện nay. Và chưa bao giờ những vụ đánh nhau hội đồng diễn ra ngang nhiên như vậy?
Vụ nữ sinh Trà Vinh đánh nhau: Có nên đổ lỗi cho mỗi nhà trường?
Ảnh cắt từ clip

Cách đây không lâu, tôi cũng đã xem một clip nữ sinh đánh hội đồng bạn trên mạng, tôi đã không thể lý giải được: Sao không có lấy một trong số mấy em nữ kia nói một câu can ngăn hay tỏ ra thương xót cô bạn đang đau đớn van xin? Tôi đã không dám xem kỹ clip đó vì quá kinh hãi. Tôi cứ ám ảnh mãi với câu cuối cùng trước khi dừng đánh bạn của một nữ sinh trong clip đó: “Thôi, đánh nữa nó chết thì sao?”

Nghe mới đau xót làm sao? Mới vô cảm làm sao? Các em bảo nhau thôi đánh không phải vì chút lòng thương hại kẻ yếu mà vì bảo vệ chính bản thân mình khỏi rắc rối mà nếu đánh tiếp “bạn” sẽ chết. Tôi thấy gọi là “bạn bè” thật chẳng đúng chút nào. Chắc phải đổi thành kẻ thù mới đúng. Và đó là một cuộc chiến không cân sức của hai phe, không có bên thứ ba chứng kiến.

Lần này, xem clip nữ sinh đánh hội đồng bạn ở Trà Vinh, cảm giác còn tồi tệ hơn nhiều. Vì trong clip không chỉ có các nữ sinh đánh bạn mà có cả nam sinh. Vì không chỉ có hai bên mà còn có mặt của cả các bạn khác trong lớp và ngoài lớp (cửa sổ) chứng kiến. 

Nhưng thật lạ lùng, không một học sinh nào can ngăn, không một học sinh nào thương xót và dám bảo vệ bạn nữ bị đánh hội đồng kia. Nhìn cảnh tượng đó mới thấy đau lòng làm sao? 
Những học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường mà lại vô cảm đến đáng sợ. Cái ác hoành hành, kẻ yếu bị ăn hiế‌p nhưng lại được sự đồng tình, bao che của số đông. Tại sao những học sinh của chúng ta lại biến thành những nhân vật độc ác và vô cảm đến vậy? Nguyên nhân nào cho ra kết quả này?

Tất nhiên, ai cũng biết giáo dục nhân cách cho trẻ phải bao gồm 3 yếu tố: gia đình, nhà trường và xã hội. 

Gia đình là là yếu tố quan trọng nhất. Gia đình là cái nôi, là trường học đầu tiên dạy các con, là môi trường hình thành và nuôi dưỡng nhân cách con trẻ. Vì vậy, ảnh hưởng của gia đình tới suy nghĩ, hành động của trẻ là rất lớn, nó được hình thành từ rất sớm ngay khi trẻ biết bắt chước. Cha mẹ luôn là tấm gương của con cái từ khi còn nhỏ cho tới lúc trưởng thành.

Vậy ở đây, với những học sinh này, gia đình tạo tấm gương như thế nào? Trong môi trường gia đình các em có B.L không? Các bậc cha mẹ nghĩ gì và sẽ hành động như thế nào trước những hành động B.L của con mình? 

Phải chăng sẽ có những hành động và lời nói mang tính chất B.L để “dạy bảo” con? Những học sinh không tham gia đánh bạn nhưng chứng kiến hết sự việc từ đầu tới cuối lại không hề có một lời nói, hành động gì bảo vệ bạn nữ đáng thương kia. Gia đình các em đó có suy nghĩ gì hay không? 

Dù là lý do gì đi nữa thì thái độ và hành động đó của các em cũng là một sự vô cảm đến lạnh người. Ngay cả bạn nữ bị đánh kia cũng chưa coi gia đình là nơi có thể bảo vệ mình an toàn. Vậy thì gia đình có vị trí, vai trò như thế nào với các em?

Nhà trường là yếu tố thứ hai, quan trọng không kém gia đình. Nhà trường được coi là môi trường tốt, an toàn cho các em phát triển nhân cách. Mô hình “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” được triển khai khá nhiều năm nay. Ở trường thầy cô dạy các em điều hay, lẽ phải, biết phân biệt thiện ác, đúng sai trong các bài học. Phải biết bảo vệ cái thiện, loại trừ cái ác, bênh vực kẻ yếu và thương yêu bạn bè. 

Vậy mà ngay tại trường lại xảy ra những hành vi B.L với thái độ nhẫn tâm, lạnh lùng của nhiều học sinh đàn áp một bạn nữ (phái yếu). Hành động B.L tàn nhẫn đó lại được nhiều học sinh khác đứng nhìn với thái độ rất thờ ơ, vô cảm. Như thể là chúng đang xem một vở bi kịch được diễn nhiều lần, đã nhàm chán và không còn cảm xúc. 

Vì vậy mà không một học sinh nào muốn kể lại vở bi kịch kia với thầy cô. Vậy vai trò của thầy cô là gì? Vì sao chúng ta dạy học sinh thế này, các em lại làm thế kia? Vì sao các em không làm như những gì thầy cô dạy? Vì sao học sinh lại đồng tình và bao che cái ác? Vì sao các em không tin và chia sẻ mọi chuyện với thầy cô? Không phải số ít, mà số đông hay chính xác là tất cả các học sinh có mặt hôm đó đều chọn một giải pháp là “im lặng”. Vì sao?

Cuối cùng là môi trường xã hội. Xã hội ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển nhân cách học sinh? Khi mà ngoài xã hội còn có bao nhiêu tệ nạn diễn ra trước mắt các em hàng ngày, hàng giờ mà chưa nơi nào giải quyết được triệt để. 

Từ m‌a tú‌y, mạ‌ּi dâ‌ּm đến chuyện đánh cãi chửi nhau của người lớn trước mặt con trẻ. Những vụ ẩu đả của nhiều thanh niên diễn ra ngang nhiên (nhất là ở các khu đô thị, khu công nghiệp), nhưng người lớn cũng chỉ đứng nhìn, không ai can ngăn, thậm chí họ còn tìm cách tránh xa kẻo vạ lây. 

Những hành động vô cảm đó của người lớn được lặp đi lặp lại ở nhiều nơi và được các em ghi nhớ. Trẻ nhận thấy rằng lời nói và hành động của người lớn không giống nhau, nên trẻ không còn tin và thần tượng những người lớn xung quanh mình nữa. 

Trẻ ở giai đoạn học sinh THCS thường chuyển thần tượng của mình từ cha mẹ hay thầy cô sang thần tượng các nhân vật trong phim ảnh, trong các game... Mà hiện nay phim ảnh “hot” trong thị trường chủ yếu là phim hành động, hoặc phim có cảnh B.L và nhạ‌y cả‌m. 

Game ăn khách trong giải trí cũng là những game rất B.L, nhân vật trong game sử dụng toàn súng ống, gươm đao, giết người càng nhiều, càng nhanh thì càng được nhiều điểm và tăng sức mạnh. Đến những trò chơi giải trí của các em cũng nuôi dưỡng sự tàn ác và vô cảm. Xã hội đang thiếu hình tượng đẹp về người thật việc thật cho học sinh noi theo.

Một nhân cách tốt cần được hình thành và nuôi dưỡng ở môi trường tốt, môi trường tốt phải gồm cả 3 yếu tố: Gia đình, nhà trường và xã hội tốt. Thiết nghĩ, sự vô cảm của trẻ hiện nay cũng là sản phẩm của người lớn chúng ta. Người lớn có suy gì về sản phẩm của mình?

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 6275
  1. Bênh con đánh nhau, phụ huynh kéo tới trường đánh lộn
  2. Hai học sinh dùng ghế đánh bạn ở Trà Vinh chưa trở lại trường
  3. Phụ huynh cư xử bạo lực cũng khiến trẻ bắt chước
  4. Bạo lực lên ngôi: Lỗi tại ai?
  5. Hãy thôi chỉ trích học sinh và nhìn lại trách nhiệm của mình
  6. Học sinh bị đánh: Các em đã không dám thể hiện cảm xúc
  7. Nữ sinh bị đánh hội đồng đã lên TPHCM
  8. Hiệu trưởng trường ‘nữ sinh bị đánh hội đồng’ xin từ chức
  9. Một số lớp trưởng đã lạm quyền
  10. Nữ sinh bị đánh hội đồng chính thức được nhận vào trường quốc tế
  11. Đình chỉ hiệu trưởng trường nữ sinh bị đánh hội đồng
  12. Học sinh đánh bạn hội đồng ở Trà Vinh: Tạm đình chỉ công tác Hiệu trưởng
  13. Đuổi học 1 tuần học sinh đánh bạn hội đồng ở Trà Vinh
  14. Tuần tới, nữ sinh bị đánh hội đồng sẽ đi học ở trường quốc tế?
  15. Lại xuất hiện thêm clip 20 nam sinh hỗn chiến như... giang hồ
  16. Làm gì khi con bạn bị bắt nạt ở trường
  17. “Đuổi học các em rồi những đứa trẻ đó sẽ là ai?
  18. Một trường quốc tế nhận dạy miễn phí cho nữ sinh lớp 7 bị đánh
  19. Nữ sinh Trà Vinh bị đánh hội đồng: Cần phạt cả bố mẹ 7 học sinh đánh bạn
  20. Thêm vụ nữ sinh bị bạn đánh tới mất khả năng nói chuyện
  21. Vụ nữ sinh bị đánh hội đồng: Thầy cô vẫn họp, phụ huynh bức xúc
Video và Bài nổi bật