Phụ huynh cư xử B.L cũng khiến trẻ bắt chước

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Một số thầy cô cho rằng, nhiều học sinh có hành xử manh động bởi các em sống trong B.L gia đình nên các hành vi thể hiện của các em cũng tích lũy từ đó.
Phụ huynh cư xử B.L cũng khiến trẻ bắt chước
Liên tiếp các vụ đánh nhau gây bức xúc dư luận.

Học sinh "đầu gấu"

Thời gian vừa qua, dư luận không khỏi bàng hoàng trước một loạt các clip học sinh đánh nhau được tung lên mạng. Điều đáng nói, trong các clip này các em hầu hết đang mặc trên người áo đồng phục trường; đều trong độ tuổi cấp 2, cấp 3; nam có, nữ có; một bạn bị đánh hội đồng hoặc cả 2 nhóm cùng "hỗn chiến"...

Và thay vì các em thể hiện sự hồn nhiên, tinh nghịch của tuổi học trò thì các em lại lao vào nhau đánh, đấm, tát, đạp, thậm chí dùng guốc, gậy, ghế đập vào người bạn đến thương tích, ngất xỉu. Chứng kiến cảnh tượng đó, các bậc phụ huynh phải thốt lên câu "dã man quá" và "đau lòng quá". Mặc dù đây chỉ là một bộ phận nhỏ trong số hàng triệu học sinh cả nước, tuy nhiên, số vụ việc này lại có tính chất dã man, gây bức xúc dư luận.

Học sinh thích thể hiện, thích gây sự, ương ngạnh, khó bảo... đa phần là các em không được sự quan tâm đúng mức nên muốn gây chú ý của thầy cô, bạn bè, gia đình. Cũng trong số các nguyên nhân, có lý do các em được gia đình chiều chuộng nên "không biết sợ ai" và chỉ thích làm theo ý mình. Và cũng có trường hợp các em sống trong B.L gia đình nên các hành vi thể hiện của các em cũng tích lũy từ đó.

Cô giáo Nguyễn Thị Thu Huệ, hiệu trưởng trường mầm non tư thục Baby, quận 11, TP.HCM chia sẻ, không phải học sinh lớn mới khó bảo, nhiều em mẫu giáo rất bướng, không chịu nghe lời cô. Thậm chí, có một em lớp 4 tuổi đụng cái là đánh bạn, cô giáo vào can thiệp thì vênh mặt lên thách thức luôn cả cô. "Cô đánh, mắng trẻ thì không được mà để cho bé đó gây sự với các bạn thì càng không xong. Sửa đổi tính nết của các em không phải một sớm một chiều", cô Huệ bày tỏ.

Theo thầy Phạm Văn Miền, tổng phụ trách trường tiểu học Tiên Động, Tứ Kỳ, Hải Dương cho biết, các em từ 12-15 tuổi có diễn biến tâm lý phức tạp, có những hành động vô thức và đặc biệt ở nhóm tuổi này thích kết bè kết nhóm. Cũng theo thầy Miền, tình trạng học sinh thích gây gổ thì trường nào cũng có tuy nhiên chỉ ở mức độ xô xát. Ví dụ đơn giản như chuyện bạn có áo mới thì tỏ ra ghen ghét sẽ vẩy mực hay kéo đứt cúc áo...

Cha mẹ cũng không vừa

Đành rằng có thể nói học sinh còn non nớt, bồng bột, nhất thời vì chưa nhiều kinh nghiệm sống, thích thể hiện bản thân. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh chưa hiểu rõ đầu đuôi câu chuyện thế nào cũng lên trường gây náo loạn, có khi còn dọa "xử" luôn học sinh đã trót đụng vào con mình.

Cô Nguyễn Thị Thu Huệ vẫn chưa hết bức xúc kể lại câu chuyện vừa mới xảy ra tại trường mình. Trong lúc chơi đùa, 2 học sinh của lớp 4 tuổi đã cào nhau. Ngày hôm sau người cha của bé bị cào xông vào trường nạt nộ, chửi bới và dọa đánh em học sinh kia. Quá sợ hãi, em học sinh đó lùi vào góc tường... chịu trận. Sự việc diễn ra quá nhanh song cô Huệ ngay lập tức có mặt để giải quyết. Cô nói thẳng với vị phụ huynh "đầu gấu": "Nếu anh làm gì bé, tôi sẽ đuổi học con anh".

Sở dĩ phải phản ứng gay gắt như vậy với phụ huynh vì cô Huệ cho rằng, mọi chuyện ở trường sẽ do cô giáo xử lý. Một lớp có 20-40 học sinh, chuyện xô xát nhẹ là điều không tránh khỏi, tuy nhiên các cô sẽ lưu ý và tách các em hiếu động thành nhóm riêng để dễ theo dõi. "Thay vì báo cáo tình trạng với giáo viên thì phụ huynh lại đến trường nạt nộ đứa trẻ mới 4 tuổi là điều không nên", cô Huệ bày tỏ.

Câu chuyện tương tự cũng xảy ra đối với thầy Miền. Thầy tổng phụ trách trường tiểu học Tiên Động chia sẻ: "Có một lần 2 học sinh chơi đùa, chạy nhảy xô vào nhau bị ngã. Các thầy cô đã đưa học sinh vào phòng y tế sát trùng, bôi thuốc. Thế nhưng, khi nhìn thấy chiếc áo bẩn bị dính ít máu, phụ huynh đã kéo đến trường làm ầm lên. Thậm chí gia đình còn xúc phạm cả giáo viên. Mãi sau khi được giải thích, họ mới nguôi giận và xin lỗi".

"Chuyện dạy dỗ, giáo dục, quản lý học sinh là nhiệm vụ của nhà trường, tuy nhiên có tới 500 học sinh phải quản lý cùng lúc nên nếu chỉ là va chạm nhỏ thì các bậc cha mẹ cũng nên bình tĩnh, hỏi han mọi chuyện kỹ càng và phần nào thông cảm với thầy cô để tránh mọi việc thêm phức tạp", thầy Miền nhắn nhủ.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 6275
  1. Bênh con đánh nhau, phụ huynh kéo tới trường đánh lộn
  2. Hai học sinh dùng ghế đánh bạn ở Trà Vinh chưa trở lại trường
  3. Bạo lực lên ngôi: Lỗi tại ai?
  4. Hãy thôi chỉ trích học sinh và nhìn lại trách nhiệm của mình
  5. Học sinh bị đánh: Các em đã không dám thể hiện cảm xúc
  6. Nữ sinh bị đánh hội đồng đã lên TPHCM
  7. Hiệu trưởng trường ‘nữ sinh bị đánh hội đồng’ xin từ chức
  8. Một số lớp trưởng đã lạm quyền
  9. Nữ sinh bị đánh hội đồng chính thức được nhận vào trường quốc tế
  10. Đình chỉ hiệu trưởng trường nữ sinh bị đánh hội đồng
  11. Học sinh đánh bạn hội đồng ở Trà Vinh: Tạm đình chỉ công tác Hiệu trưởng
  12. Đuổi học 1 tuần học sinh đánh bạn hội đồng ở Trà Vinh
  13. Tuần tới, nữ sinh bị đánh hội đồng sẽ đi học ở trường quốc tế?
  14. Lại xuất hiện thêm clip 20 nam sinh hỗn chiến như... giang hồ
  15. Làm gì khi con bạn bị bắt nạt ở trường
  16. “Đuổi học các em rồi những đứa trẻ đó sẽ là ai?
  17. Vụ nữ sinh Trà Vinh đánh nhau: Có nên đổ lỗi cho mỗi nhà trường?
  18. Một trường quốc tế nhận dạy miễn phí cho nữ sinh lớp 7 bị đánh
  19. Nữ sinh Trà Vinh bị đánh hội đồng: Cần phạt cả bố mẹ 7 học sinh đánh bạn
  20. Thêm vụ nữ sinh bị bạn đánh tới mất khả năng nói chuyện
  21. Vụ nữ sinh bị đánh hội đồng: Thầy cô vẫn họp, phụ huynh bức xúc
Video và Bài nổi bật