Những bài học quý giá sau một năm chiến dịch tìm kiếm MH370

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chiếc máy bay MH370 của Hãng hàng không Malaysia mất tích đã tròn 1 năm cùng với nhiều nỗ lực tìm kiếm nhưng không đem lại nhiều kết quả. Thân nhân các nạn nhân tuyệt vọng.
Những bài học quý giá sau một năm chiến dịch tìm kiếm MH370
Người cha của đứa con gái nhỏ mất tích trong vụ MH370 bồi hồi nhìn những con thú bông của con - Ảnh:Reuters

Tuy nhiên, vụ mất tích cũng đã rút ra nhiều bài học quý giá cho Hàng không quốc tế, giúp cho việc đề phòng những trường hợp tương tự xảy ra trong tương lai.

Cần phải vẽ bản đồ dưới biển sâu

Tại khu vực Ấn Độ Dương và phía tây của Châu Úc, nơi mà các chuyên ra tin rằng chiếc MH370 đã rơi xuống, các nhà khoa học đang tiến hành việc đo lường địa hình đáy đại dương nhằm giúp cho việc xác định vị trí xác máy bay.

Bản đồ lòng đại dương sẽ giúp các chuyên gia dễ hơn trong việc dự đoán sóng thần và xác định vật thể

Những bản đồ trước đấy đều dựa trên dữ liệu thu được vệ tinh, tính chính xác của những bản đồ loại này chỉ mang tính tương đối.  Cùng với việc đưa  các tàu sử dụng radar bước sóng, các nhà khoa học xây dựng bản đồ với diện tích rộng và chính xác hơn. Ngoài ra, bản đồ mới cũng đã tìm ra nhiều tầng và các núi dưới lòng đại dương.

Cảnh báo sóng thần ưu việt hơn

Một khi các bản đồ trên được công bố và phân tích sâu rộng, nó sẽ giúp các nhà khoa học hiểu sâu hơn về những khu vực dễ xảy ra lở đất dưới biển một khi xảy ra động đất, vốn có thể tạo ra sóng thần.Stuart Minchin, một lãnh đạo của tổ chức nghiên cứu về khoa học địa chất Geoscience Australia (thuộc chính phủ Úc) giải thích: Những thông tin thu lượm được sẽ giúp các nhà khoa học xác định khu vực nào dọc theo bờ biển phía tây nước Úc có nguy cơ cao bị sóng thần, từ đó tập trung xây dựng một hệ thống cảnh báo hiệu quả hơn ở những khu vực này.

Theo dõi máy bay sát sao

Bài học nhãn tiền mà ngành hàng không học được từ vụ MH370 là cần một hệ thống theo dõi máy bay sát sao hơn, ngay cả trong trường hợp máy bay bay trên khu vực đất liền.Cơ quan hàng không dân dụng quốc tế (trực thuộc Liên Hiệp Quốc) đã đề nghị các hãng hàng không phải cập nhật vị trí máy bay mỗi 15 phút. Quy định này dự kiến sẽ được áp dụng từ tháng 11.2016.

Trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn hoặc phát hiện máy bay có những chuyển động bất thường, chẳng hạn đột ngột hạ/nâng độ cao, hệ thống theo dõi máy bay phải cập nhật từng phút một. Điều này dự kiến sẽ được áp dụng với các máy bay sản xuất từ năm 2020 trở về sau.Úc, Malaysia và Indonesia mới đây cho biết sẽ phối hợp với nhau để thử nghiệm một hệ thống mới, cho phép theo dõi máy bay mỗi 15 phút, thay vì từ 30 - 40 phút như hiện nay.

Giúp dự báo thời tiết

Hiểu biết địa hình đáy đại dương cũng sẽ giúp các nhà khoa học dự đoán được chiều hướng của các dòng nước ngầm dưới bề mặt đại dương, từ đó mang lại rất nhiều lợi ích, từ dự đoán hướng đi của các con tàu bị trôi dạt trong công tác tìm kiếm cứu nạn cho đến hiểu biết về sự di chuyển của các loài sinh vật biển.Ông Minchin cho biết các kiến thức mới còn giúp các nhà khoa học hiểu thêm về sự phân nhiệt dưới đại dương, từ đó giúp ích cho công tác dự báo thời tiết.

Tăng cường hiệu quả các cuộc tìm kiếm trong tương lai

Khi xảy ra tai nạn máy bay của AirAsia (chuyến 8501) hồi tháng 12 năm ngoái tại vùng biển Java gần Indonesia, công tác tìm kiếm phối hợp giữa nhiều quốc gia đã diễn ra trôi chảy hơn rất nhiều.Chris Budde, Giám đốc hoạt động hàng hải của hạm đội 7 thuộc Hải quân Mỹ cho biết nhờ kinh nghiệm học được từ vụ MH370, những công tác như lập tần số vô tuyến chung giữa các quốc gia có liên quan, xác định sẽ liên lạc với ai trên đất liền cho công tác tìm kiếm… được thực hiện hiệu quả hơn rất nhiều.

Rõ ràng, kinh nghiệm trong một cuộc tìm kiếm quy mô rộng, thời gian dài và phối hợp sâu rộng (đoàn tìm kiếm gồm đến 200 thành viên nhiều nước khác nhau) đã mang lại nhiều kinh nghiệm quý báu cho các công tác tương tự trong tương lai.


Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 6264
  1. Đã tìm thấy máy bay MH370? Là tin bịa đặt
  2. Đang làm rõ đồ dùng nghi liên quan đến MH370
  3. Gói khăn ướt nghi của MH370 dạt vào bờ biển Australia
  4. Phát hiện gói khăn ướt in logo Malaysia Airlines ở bờ biển Úc
  5. Giám sát viên không lưu ngủ trong thời điểm máy bay MH370 mất tích
  6. Malaysia Airlines thú nhận sai sót trên MH370
  7. 5 giả thuyết khả thi nhất thảm kịch MH370: Chính Mỹ ‘bắn hạ’?
  8. Pin máy phát sóng định vị hộp đen MH370 đã ‘quá đát’
  9. Pin của một bộ phát tín hiệu hộp đen MH370 hết hạn năm 2012
  10. Một năm MH370: Nỗi mất mát vô bờ của những đứa trẻ mồ côi
  11. Công bố báo cáo sơ bộ đầu tiên về vụ máy bay MH370
  12. Malaysia Airlines chật vật khôi phục hình ảnh sau MH370
  13. Tin đồn liên tục xuất hiện quanh số phận của chiếc máy bay MH370
  14. Nhiều nước tuyên bố tiếp tục chiến dịch tìm kiếm MH370
  15. Chuyến bay mất tích MH370 “sẽ được tìm thấy” trong tháng 5-2015?
  16. Công ty Úc khẳng định MH370 nằm dưới vịnh Bengal
  17. Bức thư người chồng gửi vợ Chandrika trên chuyến bay MH370 mất tích
  18. Những cột mốc đáng nhớ trong một năm tìm kiếm MH370
  19. Tròn 1 năm MH370 mất tích: Hoạt động tìm kiếm chưa kết thúc
  20. Những dấu mốc đáng nhớ trong vụ MH370
  21. Chị gái cơ trưởng MH370: Không công bằng khi đổ lỗi cho em tôi
Video và Bài nổi bật