Chân dung nhà vua Jordan thề nghiền nát IS

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Quốc vương Jordan, người tuyên bố sẽ nghiền nát phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) sau khi một phi công nước này bị thiêu sống, là một người dày dặn kinh nghiệm quân sự, cứng rắn trong cuộc chiến chống IS và quyết đoán trong xử lý khủng hoảng.
Chân dung nhà vua Jordan thề nghiền nát IS
Quốc vương Jordan Abdullah II trực tiếp tham gia một cuộc tập trận năm 2014.

Quốc vương Abdullah II của Jordan, nước thành viên của liên minh chống IS do Mỹ dẫn đầu, phải đối mặt với thách thức khó khăn nhất trong 16 năm cầm quyền, sau khi IS sát hại phi công nước này.

Quốc vương Abdullah II lên ngôi tháng 2/1999 sau khi cha ông, vua Hussein qua đời. Vợ ông, hoàng hậu Rania, 44 tuổi là một người Kuwait gốc Palestine, có ảnh hưởng quan trọng trong đất nước có gần nửa dân số là gốc Palestine này. Họ có 4 người con, Thái tử Hussein, Công chúa Iman, Salma và Hoàng tử Hashem.

"Chiến vương"

Vua Abdullah được mệnh danh là một "chiến vương" vì ông là người dày dặn kinh nghiệm quân sự. Theo Business Insider, quốc vương 53 tuổi này đã có 35 năm hoạt động trong quân sự.

Ông Abdullah  học tập chủ yếu ở phương Tây. Năm 1980, ông theo học Học viện Quân sự Hoàng gia Sandhurst và được phong hàm thiếu úy trong quân đội Anh. Hai năm sau đó, ông hoàn thành một khóa học về Trung Đông tại Đại học Pembroke ở Oxford và theo học Đại học Georgetown Edmund A. Walsh về ngoại giao năm 1987.

Ông từng là phi công điều khiển trực thăng tấn công Cobra và là chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Jordan năm 1993. Ông được phong quân hàm thiếu tướng năm 1998.

Quốc vương Jordan Abdullah II điều khiển một chiếc trực thăng. Ảnh: The Royal Hashemite Court

"Nhà vua rất nghiêm túc về vai trò là một vị tướng của mình", Fox News dẫn lời Jon Alterman, giám đốc chương trình Trung Đông của Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế, nói. "Ông luôn muốn làm chỉ huy lực lượng đặc nhiệm và rồi ông cũng giữ vị trí ấy".

"Quốc vương không ra lệnh từ ghế sau một chiếc xe sang trọng. Ông làm điều đó khi ngồi trên trực thăng Black Hawk và trực tiếp chỉ huy các cuộc đột kích khủ‌ng b‌ố", Alterman nhấn mạnh.

"Tôi nghĩ rằng Quốc vương Abdullah II có thể thích nhảy dù ra khỏi máy bay hơn là tham gia các cuộc họp tại Davos với những lãnh đạo giàu có và quyền lực", David Schenker, cựu cố vấn của cựu bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumseld, đồng thời là giám đốc chương trình chính trị Arab tại viện Washington, nói. "Nhà vua cảm thấy thoải mái nhất trong môi trường quân đội".

Theo GlobalFirepower.com, Jordan đứng thứ 67 trong xếp hạng quân đội hùng mạnh nhất thế giới. Tuy đây không phải là vị trí cao, Amman vẫn có khả năng áp đảo IS, các chuyên gia quốc phòng nhận xét. Lực lượng vũ trang của Jordan có hơn 110.700 lính chính quy, 65.000 lính dự bị, 1.321 xe tăng và 4.600 xe chiến đấu bọc thép. Hạm đội không quân có 246 máy bay, trong đó có 74 máy bay chiến đấu và 24 trực thăng tấn công. Quốc gia 6 triệu dân này có ngân sách quốc phòng 1,5 tỷ USD.

Jordan cũng nhận được sự hỗ trợ từ nhiều quốc gia như Mỹ, các nước vùng vịnh nhiều dầu mỏ và cả Nhật Bản, nhất là sau khi hai công dân Nhật bị IS chặt đầu. "Khả năng thực hiện những nhiệm vụ khó khăn với số lượng ít lính tinh nhuệcủa Jordan gần ngang bằng với một số quân đội tốt nhất trên thế giới", Alterman nói.

Quyết đoán

Một ngày sau khi IS tung đoạn video cho thấy phi công Jordan Muath al-Kasasbehbị thiêu sống hôm 3/2, Jordan hành quyết hai chiến binh jihad của Iraq, trong đó có Sajida al-Rishawi, kẻ IS trước đó ra yêu sách đòi trả tự do. Hàng chục chiến đấu cơ Jordan hôm 5/2 không kích dữ dội vào các kho đạn dược và các trại huấn luyện của IS sau khi nước này tuyên bố sẽ trả thù quyết liệt cho phi công.

"Quốc vương Abdullah rất thực tế khi đối mặt với khủng hoảng", AFP dẫn lời Mohammad Abu Rummaneh, một nhà nghiên cứu tại Đại học Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Jordan nói.

Robert Danin, một thành viên cao cấp tại Hội đồng Nghiên cứu Đối ngoại Trung Đông tại Mỹ cũng đồng ý với nhận định này. "Quốc vương Abdullah hiểu rõ IS là mối đe dọa với vương quốc và trật tự trong khu vực Trung Đông", ông nói.

"Quốc vương Abdullah rất quyết đoán và hành động nhanh chóng, đầu tiên ông ra lệnh hành quyết hai kẻ khủ‌ng b‌ố bị kết án, sau đó tăng cường chiến dịch quân sự chống lại IS", Danin nói."Điều này rất quan trọng vì chúng thể hiện ông coi mối đe dọa IS đặt ra là nghiêm trọng và không thể chấp nhận được".

Tuy nhiên, quyết định của ông vấp phải phản đối từ một số bộ phận người dân. Sau khi video hành quyết phi công được tung ra, nhiều người Jordan biểu tình bên ngoài cung điện hoàng gia và hô lên: "Quốc vương Abdullah, tại sao chúng phải ta chiến đấu?". Những người khác bày tỏ sự phản đối bằng cách viết trên Twitter dòng chữ bằng tiếng Arab "đây không phải là cuộc chiến của chúng ta".

"Rõ ràng là có rủi ro khi tăng cường hoạt động quân sự chống lại IS", Schenker nhận định. "Sẽ có thêm nhiều người Jordan dấn thân vào con đường nguy hiểm và có thể có thêm lính bị bắt hoặc bị giết". Tuy nhiên, Schenker tin rằng những cuộc biểu tình như vậy sẽ chấm dứt, ít nhất là tạm thời, vì người Jordan rõ ràng đã nhận thấy sự tàn bạo của IS.

Nghị sĩ đảng cộng hòa Mỹ Duncan Hunter Jr., người có mặt trong cuộc họp với nhà vua ở Washington cho biết Quốc vương Abdullah II rất cương quyết về việc tiêu diệt IS. "Ông ấy tuyên bố sẽ tiến hành một cuộc báo thù mà IS chưa từng thấy".


Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật