Mỹ - Ấn “động chạm” Trung Quốc

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong chuyến thăm của Tổng thống Barack Obama, Ấn Độ và Mỹ đã công bố văn kiện về “tầm nhìn chung chiến lược” ở châu Á - Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương hôm 25-1. Động thái này được cho là kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc, theo báo The Straits Times (Singapore).
Mỹ - Ấn “động chạm” Trung Quốc
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (bìa trái) ngồi cạnh Tổng thống Mỹ Barack Obama tại lễ duyệt binh nhân Ngày Cộng hòa 26-1 ở New Delhi Ảnh: Reuters

Văn kiện nhấn mạnh quan hệ đối tác gần gũi hơn của Mỹ - Ấn là không thể thiếu trong việc thúc đẩy hòa bình, thịnh vượng và ổn định ở châu Á - Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Hai bên còn tuyên bố xem xét thúc đẩy kết nối hạ tầng với các khu vực Nam Á, Đông Nam và Trung Á. Văn kiện cũng đề cập biển Đông khi kêu gọi tất cả các bên liên quan “tránh đe dọa sử dụng vũ lực và theo đuổi giải pháp hòa bình cho các tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải” - một tuyên bố được cho là nhằm vào những đòi hỏi chủ quyền phi lý của Bắc Kinh.

Lo ngại Mỹ - Ấn bắt tay, Tân Hoa Xã nhận định chuyến thăm New Delhi lần này của ông Obama chỉ mang tính biểu tượng hơn là thực tế do sự chia rẽ lâu nay giữa 2 nước. Hãng tin này viết: “Chuyến đi có thể đưa quan hệ 2 nước tiến về phía trước nhưng cũng khó thay đổi được thực tế rằng Ấn Độ cũng cần Trung Quốc trong vai trò đối tác quan trọng”.

Bốn nội dung không kém phần quan trọng khác cũng được đề cập trong văn kiện, bao gồm hợp tác hạt nhân, quan hệ quốc phòng, các bước tiến về biến đổi khí hậu và quan hệ kinh tế. Trong đó, New Delhi và Washington đạt được thỏa thuận lịch sử về hợp tác hạt nhân nhằm mở đường cho các công ty Mỹ xây dựng lò phản ứng hạt nhân ở Ấn Độ. Bước ngoặt của thỏa thuận này nằm ở chỗ các công ty Mỹ sẽ có “lá chắn bảo hiểm đầy hứa hẹn”, nhờ đó giải tỏa lo ngại về trách nhiệm pháp lý - được quy định nghiêm ngặt tại Ấn Độ - trong trường hợp xảy ra tai nạn hạt nhân.

Ngoài đột phá hạt nhân, 2 bên còn đạt được hiệp định khung về hợp tác quốc phòng với thời hạn 10 năm, hợp tác phát triển năng lượng mặt trời tại Ấn Độ cũng như cắt giảm chất thải carbon và thiết lập các cơ chế song phương để hỗ trợ quan hệ kinh doanh, thương mại, đầu tư.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật