Chuyện ghi ở Bản Nậm Vì

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đó là một nơi xa xôi hẻo lánh, tách bạch hẳn với thế giới bên ngoài, nơi giáp ranh với biên giới Lào đầy nắng và gió.
Chuyện ghi ở Bản Nậm Vì
Chủ tịch xã Pờ Xê Chừ cùng cán bộ biên phòng tới Nậm Vì tuyên truyền cho người dân

Ở Nậm Vì rừng núi hoang vu, lá ngón mọc đầy rẫy trên nương, trên núi. Những cái chết bất ngờ ập đến có lẽ bởi "cách thức để được chết” của người dân tộc nơi đây quá dễ dàng.
Coi mạng sống như cỏ
Chúng tôi phải vượt khoảng hơn 20 km đường đèo, xung quanh chỉ là rừng núi để vào tới bản. Giữa sự đổi mới toàn diện về mọi mặt ở các vùng biên giới, không ai nghĩ nơi xa xôi đó vẫn tồn tại âm thầm  bản làng nghèo khó Nậm Vì (xã Chung Chải - huyện Mường Nhé - tỉnh Điện Biên).
Những ngôi nhà nhỏ chênh vênh trên sườn núi, những con người lầm lũi sống, lầm lũi chịu đựng… Một số người dân tộc Mông ở đây luôn có những suy nghĩ tiêu cực khi gặp những vấn đề rất nhỏ trong cuộc sống.  Mới đặt chân đến bản Nậm Vì, chúng tôi bàng hoàng nghe câu chuyện khá T.Tâm của đôi vợ chồng trẻ. Chỉ vì một câu nói rất bình thường rằng "thôi mày đi cai nghiện đi”, thế mà cũng gây đến một cái chết đáng thương, đáng trách.
Ở Nậm Vì rừng núi hoang vu, lá ngón mọc đầy rẫy trên nương, trên núi. Những cái chết bất ngờ ập đến có lẽ bởi "cách thức để được chết” của người dân nơi đây quá dễ dàng. Trò chuyện với cán bộ Biên phòng quản lí khu vực các xã, bản giáp ranh biên giới mới biết, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2013, số người t‌ּự t‌ּử bằng lá ngón ở bản Nậm Vì này đã vượt qua con số 10người. lá ngón sống gần nhà dân quá, nên cái chết với họ cứ nhẹ như không… Họ có thể t‌ּự t‌ּử với lí do rất đơn giản như, bố mẹ có ý muốn khuyên con trai mình đừng yêu cô gái hơn tuổi, vì "khối đứa hơn nó!”. Chỉ vậy thôi cũng khiến anh con trai tìm đến cái chết bằng lá ngón. Lòng tự ái của họ quá cao. Họ không hề nói ra, chỉ im lặng chịu đựng, im lặng tìm đến cái chết.
Những con người tự cho mình là "xấu số” ấy khi chết đi cũng không được người nhà đem đi chôn cất ngay. Họ vẫn sống chung với những hủ tục rất lạc hậu. Được biết, khi chết bằng lá ngón, chất cực độc của lá sẽ khiến c‌ơ th‌ể con người tím tái rồi dần dần phân hủy, chỉ 2 - 3 ngày là sẽ bốc mùi hôi thối. Thế nhưng những người dân ở đây lại không hề quan trọng chuyện đó. Họ sống chung với người chết khoảng 4 - 5 ngày, rồi mới đem đi chôn. Những người dân từ các tỉnh xa như Vĩnh Phúc… lên làm ăn kinh tế ở đây đều cảm thấy rất ngại vấn đề này.
Không hút thuốc phi‌ện…không làm ra tiền
Tìm hiểu kĩ hơn về bản Nậm Vì, mới thấy đây thực sự là địa bàn "nóng” các vấn đề về an ninh trật tự xã hội. Cán bộ Trần Đức Thạnh, tổ địa bàn thuộc đồn Biên phòng 405 cho biết: "Số người nghiện ở bản Nậm Vì có khoảng 40 người, từ 30 đến 50 tuổi. Cả đàn ông và phụ nữ đều nghiện”. Loại chất gây nghiện được sử dụng chủ yếu ở đây là thuốc phi‌ện. Người dân  tự trồng trên nương hoặc vượt biên sang Lào mua với số lượng nhỏ, không hình thành đường dây. Mặc dù biết như vậy nhưng vẫn rất khó quản lý.
Nói về khó khăn của những người làm công tác bảo vệ an ninh trật tự, anh Thạnh chia sẻ: Việc quản lý ở đây rất khó khăn. Khó khăn thứ nhất về việc đi lại. Đối tượng nghiện không phải lúc nào cũng ở nhà. Họ lợi dụng đi làm nương, hút trên nương gây khó dễ cho cán bộ. Thứ hai là phía người nhà che dấu, không để cho người ngoài biết.  Thời gian vừa qua, UBND xã Chung Chải có vận động bà con trong xã tham gia chương trình cai nghiện cộng đồng. Cả xã có 18 người tự nguyện tham gia, trong đó đã có 11 người thuộc bản Nậm Vì. Như vậy đã là một tín hiệu khá mừng cho nơi nghèo khó này, bởi đã có những người muốn đoạn tuyệt với m‌a tú‌y.
Tuy nhiên, ngoài số đó ra, còn phần lớn người nghiện không đủ dũng cảm để từ bỏ. Nhiều thanh niên cũng nói thật với cán bộ rằng, "bây giờ không hút thuốc phi‌ện thì không làm ra tiền”. Bởi có thuốc phi‌ện, họ mới thấy mình khỏe mạnh, tinh thần phấn chấn để lao động. Đó là những người đã bị thuốc phi‌ện làm cho mê muội, lú lẫn.
Ngay tại địa bàn Nậm Vì cũng có trồng cây thuốc phi‌ện. Chính quyền và Bộ đội Biên phòng đã phổ biến, tuyên truyền rất nhiều, nhưng người dân lại lợi dụng những khe suối sâu ít người qua lại để trồng. Họ gieo lẫn với rau cải và một số hoa màu khác. Khi phát hiện thì cũng chỉ phát hiện được trên nương chứ không tìm ra chủ, vì Nậm Vì vẫn là bản có nhiều gia đình di canh di cư tự do.
Tương lai của những em nhỏ Nậm Vì liệu sẽ có những đổi thay?
Trong số rất ít những người đã biết đến tác hại của thuốc phi‌ện, Anh Chang A Súa, có vợ là Lầu Thị Đớ đang tham gia cai nghiện công đồng chia sẻ: "Mình đồng ý việc cho cán bộ về giáo dục nó (vợ anh) đi cai. Nó đã nghiện 2 năm rồi. Trong suốt hai năm, cái gì cũng mất”. Hỏi về lí do vì sao chị nghiện, bởi khi lấy anh Súa chị Đớ vẫn rất khỏe mạnh, anh bảo: Trước do nó đau lưng, cứ hút đi hút lại là thành nghiện thôi! Mặc dù đã có biện pháp tự cai, nhưng không có thuốc chữa thì nó đau xương không chịu được… Tham gia chương trình cai nghiện cộng đồng, nhưng Chang A Súa cũng biết, cái gì cũng tự bản thân thôi. Về nhà không hút lại thì mới được!
Có thể tình hình ở bản Nậm Vì so với trước đã giảm đi nhiều, nhưng nhìn chung vẫn còn vô cùng phức tạp. Để có biện pháp ngăn chặn tình trạng này phải có sự vào cuộc rất mạnh mẽ của chính quyền. Bộ đội biên phòng cũng thường xuyên cử cán bộ kiểm tra, đôn đốc dân bản, vận động bà con nhưng cũng chỉ được thời gian ngắn lại đâu vào đấy hết… Thiết nghĩ, nếu cái nghèo, sự thiếu hiểu biết đem đến cho dân bản những hệ lụy này thì chính quyền xã Chung Chải nên quan tâm sâu sát đến dân hơn. Theo chủ tịch xã Pờ Xê Chừ cho biết, thời gian gần đây xã Chung Chải không mở lớp xóa mù chữ được, vì số người học không đủ. Số Đảng viên trong toàn xã cũng chỉ có 5 người nên việc vận động dân vẫn còn rất gian nan!

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật