Kinh ngạc loài cá lạ “sản xuất cát” cho đại dương

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sở hữu c‌ơ th‌ể màu xanh lam vô cùng nổi bật cùng với một cái miệng lớn giống như mỏ con chim vẹt. Cá vẹt lam được ví như một chiếc ’máy làm cát’ giúp làm sạch và bảo vệ các rạn hô đang suy giảm. Loài cá này thực sự là một điều kỳ thú của tự nhiên khi chúng có khả năng thay đổi hình dạng, màu sắc và thậm chí cả giới tính trong suốt chu kỳ sống.
Kinh ngạc loài cá lạ “sản xuất cát” cho đại dương
Cá vẹt lam có tên khoa học là Scarus coeruleus. Toàn thân của nó có màu xanh lam và có một điểm vàng ở trên đầu vô cùng nổi bật.

Cá vẹt lam phân bố ở các vùng nước quanh Đại Tây Dương: Tây Đại Tây Dương, Brasil, Bahamas, Bermuda và Tây Ấn Độ.

Cá vẹt lam trưởng thành có một cái miệng lớn giống như mỏ con chim vẹt nên chúng được ví như một con vẹt xanh trên biển.

Kích thước trung bình từ 30 - 75cm có thể đạt chiều dài tới 1,2m, tuổi thọ trung bình lên tới 7 năm. Đây là nhóm cá chuyên ăn rong tảo và san hô chết.

Cá vẹt lam có thể thay đổi giới tính liên tục trong suốt cuộc đời mình, ngay cả màu sắc và hình dáng cũng không phải ngoại lệ. Sự thay đổi giới tính này có ở cả con đực và con cái hay thậm chí cả những cá nhỏ còn chưa trưởng thành.

Hơn 80% thời gian trong một ngày của cá vẹt lam được nó sử dụng để kiếm thức ăn.

Cá vẹt lam sở hữu hàm răng chắc chắn giúp nó có thể nhai và nghiền thức ăn hoàn hảo.

Cá vẹt ăn tảo, rong nhưng đặc biệt là ăn san hô chết để thải ra cát mịn. Nói cách khác, chúng làm sạch rạn san hô. Vì vậy cá Vẹt còn được mệnh danh là "máy làm cát".

Mỗi con cá vẹt lam tạo ra tới 320kg cát mỗi năm.

Điều này rất quan trọng vì hầu hết các rạn san hô trên khắp vùng nhiệt đới đang bị tảo làm mờ đi vì không có đủ cá Vẹt và các loại cá ăn thực vật biển khác.

Thịt của cá vẹt hiếm khi được tiêu thụ ở Mỹ, nhưng lại là một món ăn phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Polynesia, nó chỉ được sơ chế và từng được coi là “món ăn hoàng gia”, chỉ đức vua mới được phép thưởng thức.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật