Vợ chồng tôi đã kết hôn được hơn 20 năm, con trai sắp vào đại học rồi, nhưng đến nay tôi vẫn không hòa hợp với nhà chồng, bằng mặt mà không bằng lòng.
Còn nhớ khi chúng tôi kết hôn, hai vợ chồng chẳng có gì trong tay. Bố mẹ chồng đều là nhân viên nhà nước, có điều kiện khá giả, nhưng khi con trai cưới vợ, bố mẹ chồng chỉ cho 3 triệu đồng.
Tôi cảm thấy bị coi thường. Thực ra, trước đó bố mẹ chồng đã coi thường tôi vì tôi xuất thân từ nông thôn, bố mẹ là nông dân. Khi ấy, bố mẹ chồng đã phản đối hai đứa đến với nhau. Tới khi chúng tôi “thả” rồi dính bầu, ông bà mới miễn cưỡng tổ chức đám cưới cho. Có lẽ, ông bà tặng quà ít như vậy là để dằn mặt, tỏ thái độ với con dâu.
Vì sự việc này mà khi về làm dâu, tuy bề ngoài tôi vẫn tỏ ra lịch sự, tôn trọng với người lớn tuổi nhưng giữa tôi và nhà chồng luôn tồn tại một khoảng cách vô hình.
Sau đó, hai vợ chồng phải vay tiền của chú tôi để mua nhà. Phải mất 3 năm chúng tôi mới trả hết nợ và lúc đó hai đứa mới dám có con.
Lấy nhau bấy nhiêu năm, bố mẹ chồng không cho chúng tôi được mấy đồng. Khi con trai tôi chào đời, điều kiện nhà tôi không tốt nhưng ông bà cũng cho cháu ngoại được 5 triệu. Trong khi đó, ông bà nội chỉ cho cháu được 500 nghìn. Nhìn số tiền đó mà tôi chướng cả mắt.
Chưa hết, bố mẹ chồng còn là người keo kiệt, coi trọng tiền bạc. Vào dịp Tết, khi vợ chồng tôi đến nhà, ông bà cũng chẳng có được mấy món tử tế, lì xì cho cháu lèo tèo vài đồng bạc lẻ.
Đầu năm nay, nhà chồng tôi sửa nhà. Nhưng cách đây 1 tuần, chúng tôi mới có dịp về thăm. Rồi hôm đó, tôi đã vô tình nghe thấy cuộc trò chuyện giữa mẹ chồng và cô hàng xóm.
- Con trai tôi thu nhập mỗi tháng cũng được khoảng 50- 60 triệu, nhà nó chỉ trông chờ vào đồng lương này thôi vì con dâu tôi chỉ đi làm cho khuây khỏa, lương có được bao nhiêu đâu. Kiếm được đồng nào nó đắp vào người nó hết chứ có thấy biếu xén bố mẹ chồng được đồng nào đâu. Cũng may con trai tôi có hiếu, đợt này sửa nhà là nó gửi về cho chúng tôi 200 triệu đấy.
Nghe chuyện này tôi nóng cả mặt. Không ngờ chồng lại giấu tôi gửi tiền về cho nhà nội. Từ lúc tôi gả vào nhà này đến giờ, bố mẹ chồng có cho tôi được mấy đồng đâu mà đòi tôi phải tặng quà cáp cho ông bà? Hơn nữa, mỗi lần về quê, bố mẹ chồng đều mặt nặng mày nhẹ khiến tôi cảm thấy rất áp lực.
Không kìm nổi sự bức xúc, tôi đã một lần nói hết những ấm ức trong lòng với cả nhà. Bố mẹ chồng tôi ngồi im không nói gì, họ chỉ nhìn tôi khóc. Điều khiến tôi tức giận hơn nữa là mẹ chồng không hề cảm thấy tội lỗi hay có ý định xin lỗi gì cả, mặt bà bình tĩnh đến đáng sợ. Họ càng cư xử như vậy, tôi càng cảm thấy gia đình này không coi tôi như một thành viên trong nhà và cảm xúc trong lòng tôi càng trào dâng. Trong lúc mất bình tĩnh, tôi đã thốt ra 2 từ ly hôn với chồng.
Trong lúc mất bình tĩnh, tôi đã thốt ra 2 từ ly hôn với chồng. (Ảnh minh họa)
Lúc này, mẹ chồng không nhịn được nữa nên đã đứng dậy. Bà quay về phòng, một lúc sau trở ra với một xấp giấy tờ. Bà nặng nề ném lên bàn rồi gằn giọng nói với tôi:
- Cô tự mình xem đi.
Mẹ chồng tuy lạnh lùng, thờ ơ nhưng chưa bao giờ bà lớn giọng như vậy. Tiếng quát của bà làm tôi giật mình. Tôi lập tức lấy xấp giấy trên bàn lên xem rồi ngỡ ngàng khi biết đó là giấy chứng nhận bất động sản và một cuốn sổ tiết kiệm. Đáng nói, trên đó đều viết tên con trai tôi.
Ban đầu tôi tưởng mình bị hoa mắt, nhưng nhìn kỹ đúng là tên con trai mình. Lúc này, mẹ chồng nói tiếp:
- Đúng là mẹ có hiềm khích, không ưa con thật. Nhưng con cũng thử nhìn lại bản thân mình đã làm được gì cho bố mẹ, cho cái nhà này chưa? Có nàng dâu nào như con không, bố mẹ chồng ốm cũng không về chăm sóc. Bình thường biết con tiêu hoang phí nên mẹ mới không muốn cho con tiền. Sợ con tiêu hết nên mẹ luôn tích lại, cố gắng tiết kiệm để sau này cho con cho cháu. Vậy mà con luôn so đo tính toán, chấp trách với bố mẹ chồng. Lòng mình nhỏ nhen nên mãi không thấy lòng tốt của người khác.
Nghe mẹ chồng nói, tôi xấu hổ cúi gằm mặt. Thì ra, bố mẹ chồng luôn dõi theo chúng tôi, suy tính xa như vậy.