Chiến tranh cơ động trên không ở Ukraine đang ngày càng khốc liệt

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chiến tranh cơ động trên không đòi hỏi Nga phải tìm biện pháp tăng hiệu quả hoạt động của Lực lượng Vũ trang và Lực lượng Hàng không Vũ trụ.
Chiến tranh cơ động trên không ở Ukraine đang ngày càng khốc liệt
Ảnh minh họa.

Theo chuyên gia Nga Sergey Marzhetsky, nhờ hoạt động của các phương tiện truyền thông, người ta có thể cảm giác rằng, chiến thắng gần như đã nằm trong túi của Lực lượng Vũ trang Nga, khi Quân đội Ukraine sắp dao động và chạy về phía biên giới Ba Lan.

Tuy nhiên, thực tế là Lực lượng Vũ trang Ukraine còn lâu mới bị đánh bại và có thể gây ra mối nguy hiểm rất nghiêm trọng đối với Nga một khi họ nhận được các chiến đấu cơ của phương Tây, mà tiêu biểu là một lô F-16 Fighting Falcon có thể được nhận ngay trước khi kết thúc năm nay.

chiến tranh cơ động của Ukraine

Việc giảm tổn thất cho Lực lượng Vũ trang Nga chỉ có thể thực hiện được nếu Moscow quyết định chuyển từ “chiến tranh chiến hào” sang “chiến tranh cơ động”, với những đột phá sâu vào hậu tuyến của kẻ địch, bao vây và tiêu diệt những người không chịu đầu hàng trong các “nồi hầm”.

Để quân đội thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ đó, xe bọc thép của quân Nga phải được trang bị thiết bị liên lạc an toàn để phối hợp tương tác với bộ binh, sở hữu nhiều pháo tầm xa có độ chính xác cao như pháo tự hành Koalitsiya-SV và Tornado-S MLRS với lượng đạn đầy đủ.

Ngoài ra, vấn đề quan trọng nhất là quân Nga phải sở hữu nhiều thiết bị trinh sát trên không và kiểm soát mục tiêu ở độ sâu lớn hơn; đồng thời cần tăng tầm tấn công của bom lượn và bảo vệ bộ binh cũng như máy bay của hàng không tiền tuyến thông qua việc sử dụng “thợ săn radar của đối phương”.

Theo chuyên gia Sergey Marzhetsky, các “thợ săn radar” của đối phương là thành phần rất quan trọng trong cuộc xung đột Nga-Ukraine hiện nay.

Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga cuối cùng đã mua được hàng loạt bom lượn có module điều chỉnh mục tiêu và tìm tòi phương án sử dụng chúng trong chiến đấu thực sự.

Như đã được lưu ý nhiều lần, các bom có sử dụng module điều chỉnh mục tiêu có thể được thả khi máy bay vẫn ở ngoài vùng giao tranh của hệ thống phòng không bán kính trung bình và bay xa từ 40 đến 70 km, tùy thuộc vào độ cao thả và tốc độ của máy bay tác chiến.

Có thể hiểu, tầm tiêu diệt các mục tiêu khí động học của hệ thống phòng không Buk/Liên Xô bằng tên lửa 9M317M từ bệ phóng 9A316M là 70 km, trong khi của hệ thống phòng không Patriot/Mỹ là 80 km.

Nghĩa là, các máy bay ném bom tiền tuyến của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga có thể hoạt động với sự trợ giúp của bom lượn ở phạm vi giới hạn của các tổ hợp Buk-M1 Ukraine và các hệ thống phòng không cùng loại.

Nhờ đó, bom UPAB bắt đầu được coi gần như là một loại “wunderwaffe” (“vũ khí kỳ diệu”), có khả năng cày xới bất kỳ khu vực kiên cố nào của Lực lượng Vũ trang Ukraine, mà không gây nguy hiểm đến tính mạng của các phi công Nga máy bay ném bom tiền tuyến của Nga.

Tuy nhiên, một hệ thống phòng không tầm xa, chẳng hạn như Patriot của Mỹ hay thậm chí hơn thế nữa là S-300 của Liên Xô, vẫn có cơ hội để bắt được máy bay ném bom Su-34 của Nga, nếu được cung cấp dữ liệu chỉ thị mục tiêu từ Máy bay Chỉ huy-Cảnh báo sớm (AWACS) của NATO.

Nga cần phải làm những gì?

Theo giới chuyên gia Nga, đứng trước những thách thức như vậy, giới chức lãnh đạo Quân đội Nga cần thực hiện những biện pháp cấp bách để tăng cường hiệu quả của Lực lượng Hàng không Tiền tuyến của Nga trước sự phản công từ các hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa Ukraine.

Điều đầu tiên, quân đội Nga rất cần máy bay Chỉ huy-Cảnh báo sớm (AWACS) hiện đại, cũng như các máy bay không người lái trinh sát chiến lược loại Altius, có khả năng bay trên bầu trời nhiều ngày, kiểm soát các vùng lãnh thổ rộng lớn, nắm chắc tình hình chiến trường.

Nếu Nga chưa kịp sản xuất hàng loạt AWACS A-100 và Altius, thì Lực lượng Hàng không-Vũ trụ Nga (VKS) có thể nhanh chóng giải quyết vấn đề này bằng cách cải tiến những chiếc Il-76 cũ thành AWACS và mua sắm máy bay không người lái của Iran có chức năng tương tự Altius.

Sau khi dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Cộng hòa Hồi giáo, không có trở ngại nào cho việc này.

Ngoài ra, có thể nâng cao nhận thức về thông tin về những gì đang diễn ra trên chiến trường bằng cách lắp đặt hàng loạt các pod treo radar cơ động Sych trên các máy bay chiến đấu tiền tuyến.

Điểm thứ hai, Quân đội Nga rất cần các máy bay không người lái “kamikaze” chống radar chuyên dụng như Harpy và Harop của Israel. Chủ đề này đã được quan tâm từ khá lâu, khi đưa ra đề xuất lắp đặt đầu dẫn đường từ tên lửa chống radar trên máy bay không người lái loại Geran-2.

Hiện tại, máy bay không người lái tấn công và trinh sát thuộc loại “Italmas” hoặc thế hệ UAV mới nâng cấp gần đây nhất của “Geran” đã được trang bị động cơ phản lực.

Việc sử dụng ồ ạt những máy bay không người lái như vậy trong quá trình hoạt động của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga sẽ buộc các hệ thống phòng không của đối phương phải im lặng và tắt radar.

Điểm thứ ba là lục quân và không quân Nga cũng rất cần “cánh tay nối dài”.

Đặc biệt, đối với nhu cầu của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga, cần phải trang bị các module động cơ phản lực thu nhỏ trên các loại bom, tương tự như SPICE 250 ER của Israel (Phạm vi mở rộng, tức là tăng phạm vi), để tăng phạm vi bay lên 100-150 km từ nơi tấn công.

Ngoài ra, Nga cũng nên trang bị cho các UAV trinh sát kiểu máy bay cánh cố định các máy bay không người lái “kamikaze” thuộc loại “Lancet”, được đặt trên một khoang hoặc giá treo.

Điều này sẽ cho phép các UAV trinh sát chiến lược này, sau khi tự thân nó phát hiện ra một mục tiêu quan trọng, có thể nhanh chóng tự quyết định tấn công mục tiêu đó bằng cách thả máy bay không người lái kamikaze, với phạm vi bao quát khoảng cách 40-70 km như Lancet.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật