Đây là một hệ thống hang động nhân tạo mang chủ đề về Phật giáo, được chạm khắc rải rác dọc theo hai núi Hương Sơn và Long Môn Sơn ở hai bên bờ sông Y Hà. Ảnh: Musement.
Theo các tư liệu lịch sử, việc xây dựng các hang đá này bắt đầu vào thế kỷ thứ 5 và kéo dài trong suốt nhiều thế kỷ sau đó. Ảnh: Smarthistory.
Theo thống kê, 30% hang có niên đại từ thời Bắc Ngụy (386–535), 60% từ thời nhà Đường (618–907), 10% còn lại thuộc các triều đại khác. Ảnh: Lilysun China Tours.
Hệ thống hang động Long Môn có tổng cộng 2.345 hang động và hốc, 2.800 câu khắc, 43 chùa và hơn 100.000 tượng Phật. Ảnh: Phase-trans.msm.cam.ac.uk.
Toàn bộ khu vực hang đá có chiều dài khoảng 1 km. Các địa điểm quan trọng nhất ở nơi đây là hang Cổ Dương, hang Tân Dương và chùa Phụng Tiên. Ảnh: Yiyouliao.com.
Trong đó động Cổ Dương là hang động lâu đời nhất tại Long Môn. Hang động này được tạc khắc theo lệnh của Bắc Ngụy Hiếu Văn Đế vào năm 478. Ảnh: Trip.com.
Động Tân Dương có ba hang động nhỏ hơn là Tân Dương Bắc, Tân Dương Trung và Tân Dương Nam, mà nổi bật nhất là Tân Dương Nam, nơi có tượng Thích Ca Mâu Ni và bốn vị Bồ Tát được xây dựng năm 500-523. Ảnh: Henan.gov.cn.
Chùa Phụng Tiên nằm trong hang động lớn nhất di tích, được xây dựng năm 672-676. Đây là nơi tập trung những tác phẩm điêu khắc xuất sắc thời Đường, tiêu biểu là tượng Đại Phật Lư Xá Na cao 17,14 mét. Ảnh: Wikipedia.
Thời điểm lý tưởng để tham quan hang đá Long Môn là vào mùa xuân và mùa thu. Lúc này, thời tiết mát mẻ và dễ chịu, phù hợp cho các hoạt động ngoài trời. Ảnh: Wendy Wu Tours.
Ngược lại, du khách nên hạn chế đi du lịch vào mùa hè và mùa đông bởi thời tiết khá khắc nghiệt. Mùa hè, tiết trời oi bức và nhiệt độ tương đối cao, còn mùa đông lạnh giá và mưa nhiều. Ảnh: Wikipedia.
Vào năm 2000, hang đá Long Môn đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Ảnh: Dongfangfuli.com.