Chúng sống trong môi trường cực kỳ khắc nghiệt ở các miệng phun thủy nhiệt, dưới độ sâu trên 2000 mét. Đây là nơi có áp suất nước, nhiệt độ và độ axit cao, trong khi hàm lượng oxy rất thấp
Vỏ của ốc sên chân vảy gồm ba lớp, mỗi lớp có một chức năng bảo vệ riêng
Lớp ngoài cùng được làm bằng sulfide sắt (Fe3S4). Đây là loài động vật duy nhất trên trái đất được biết đến với khả năng sử dụng hợp chất sắt để làm lớp bảo vệ
Lớp giữa là sừng hữu cơ, tương tự như lớp phủ bằng protein mỏng ở trên các loại vỏ ốc khác. Đây cũng là lớp dày nhất và cứng nhất trong ba lớp vỏ
Lớp trong cùng là aragonite – một dạng calci carbonat thường được tìm thấy trong vỏ của nhiều loài động vật thân mềm và san hô khác nhau
Hai bên chân của ốc sên chân vẩy cực kỳ khác thường, khi được bọc bằng hàng trăm mảnh vụn khoáng hóa sắt, bao gồm sắt sunfua, greigite và pyrit
Lớp vảy sắt này của chúng có thể là để bảo vệ hoặc là kết quả của sự lắng đọng chất thải sulfua độc hại từ các sinh vật nội cộng sinh
Ốc sên chân vảy là loài sống cộng sinh bắt buộc với vi khuẩn trong suốt cuộc đời. Chúng thu thập tất cả chất dinh dưỡng từ quá trình tự dưỡng hóa học của vi khuẩn nội cộng sinh
Đây là loài lưỡng tính đồng thời (có cả cơ quan sinּh dụּc đực và cái, cùng chín một thời điểm)
Trong Sách đỏ IUCN, ốc sên chân vảy được xếp vào danh sách các loài nguy cấp. Do tác động của hoạt động khai thác mỏ dưới biển sâu, sự tồn tại của chúngngày càng giảm