Sau khi Khổng Minh qua đời, Lưu Thiện lập tức xử tử ai?

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sau khi Gia Cát Lượng qua đời, hoàng đế Lưu Thiện và người dân Thục Hán đau buồn, tiếc thương. Tuy nhiên, Lý Mạc dâng sớ nói Khổng Minh nắm đại quyền giống như ’hổ dữ sói rình’. Điều này khiến Lưu Thiện tức giận, hạ lệnh xử tử.
Sau khi Khổng Minh qua đời, Lưu Thiện lập tức xử tử ai?
Ảnh minh họa.

Gia Cát Lượng (181-234), tự là Khổng Minh, hiệu Ngọa Long tiên sinh, là quân sư, nhà chính trị kiệt xuất, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, liệu sự như thần. Biết Khổng Minh là nhân tài xuất chúng, Lưu Bị đã 3 lần tới lều tranh để mời ông xuống núi để cùng mưu tính đại sự.

Sau khi xuất sơn, Khổng Minh tận trung ph‌ò tá Lưu Bị. Ông đã dùng tài năng, mưu trí của mình đưa ra Long Trung đối sách, giúp Lưu Bị giành được Kinh Châu và từng bước tạo nên thế chân vạc thời Tam quốc.

Gia Cát Lượng trở thành một trong những công thần giúp Lưu Bị xây dựng nhà Thục Hán. Với những đóng góp to lớn cho triều đình, Khổng Minh được Lưu Bị phong làm thừa tướng.

Trước lúc qua đời, Lưu Bị ủy thác cơ đồ nhà thục Thục Hán cho Gia Cát Lượng. Đồng thời, ông phó thác con trai Lưu Thiện cho Khổng Minh và trăn trối: "Đối với con trẫm, nếu có thể ph‌ò tá thì ph‌ò tá, nếu nó bất tài, hãy tự thay đi".

Là người cả đời tận trung và một lòng vì nhà Thục Hán, Gia Cát Lượng tiếp tục ph‌ò tá Lưu Thiện, giúp ổn định nhà Thục Hán. Tuy nhiên, vào năm 234, Gia Cát Lượng lâm bệnh nặng và qua đời tại gò Ngũ Trượng, thọ 54 tuổi.

Sự ra đi của Gia Cát Lượng là mất mát to lớn đối với Lưu Thiện và nhà Thục Hán. Vậy nên, con trai Lưu Bị đau buồn vì mất đi trụ cột quan trọng của triều đình.

Trong lúc triều đình và người dân tiếc thương trước cái chết của Khổng Minh, một vị quan tên là Lý Mạc lại dâng sớ kể tội thừa tướng mới qua đời.

Lý Mạc là người huyện Thê, quận Quảng Hán (thuộc Ích Châu), từng được Khổng Minh giúp đỡ. Tuy nhiên, An Hán tướng quân Lý Mạc được nhiều người biết tới là kẻ nói năng ngông cuồng.

Trong tấu sớ dâng lên Lưu Thiện, Lý Mạc nói rằng, Gia Cát Lượng nắm đại quyền trong tay giống như "hổ dữ sói rình". Vậy nên, khi Gia Cát Lượng qua đời, mọi người ở Thục Hán phải mừng chứ không nên đau buồn.

Đọc xong tấu sớ, Lưu Thiện vô cùng tức giận và khép Lý Mạc vào tội làm nhục thừa tướng. Theo đó, viên quan này bị tống giam vào ngục và không lâu sau bị xử tử.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật