Tin liên quan
Sở dĩ, việc chi trả bồi thường 200 triệu đồng này là quyền lợi nằm từ hợp đồng bảo hiểm giữa khách hàng và công ty bảo hiểm, không liên quan đến khoản chi trả bồi thường từ chương trình bảo hiểm được ký kết giữa Công ty Trực thăng miền Bắc - Tổng công ty Trực thăng Việt Nam (VNH) và các doanh nghiệp bảo hiểm.
Theo thông tin từ Cục Giám sát, Tổng công ty Bảo hiểm PVI (Bảo hiểm PVI; PVI) đang cung cấp các chương trình bảo hiểm cho Công ty Trực thăng miền Bắc - Tổng công ty Trực thăng Việt Nam (VNH). Trong đó, PVI cung cấp 2 đơn bảo hiểm là: Đơn bảo hiểm thân trách nhiệm hàng không và bảo hiểm tai nạn cho tổ bay.
Công ty Trực thăng miền Bắc - Tổng công ty Trực thăng Việt Nam (VNH) là đơn vị cung cấp dịch vụ bay trực thăng du lịch trên vịnh Hạ Long, xảy ra vụ máy bay trực thăng rơi trên biển Quảng Ninh vào ngày 5/4 vừa qua.
Theo đó, đơn bảo hiểm thân trách nhiệm hàng không được cấp bởi liên danh PVI - Bảo hiểm Bảo Việt - Bảo hiểm Quân đội, do PVI làm Leader bảo hiểm cho toàn bộ đội tàu bay và trách nhiệm hàng không của VNH. Thời hạn bảo hiểm từ ngày 21/4/2022 đến ngày 20/4/2023.
Trong đó, phạm vi bảo hiểm trách nhiệm chung (giới hạn trách nhiệm chung cho cả tổn thương thân thể, thiệt hại tính mạng cho hành khách, tổn thất, thiệt hại tài sản đối với bên thứ ba): 30 triệu USD/sự cố; Bảo hiểm thân tàu bay Bell 505: 1.652.000 USD (mức miễn thường 5% giá trị tàu bay).
Còn đối với đơn bảo hiểm tai nạn cho tổ bay, mức trách nhiệm 200.000 USD/người được bảo hiểm.
Trong đó, bảo hiểm trách nhiệm chung (trách nhiệm của chủ máy bay đối với những người ngồi trên máy bay) sẽ phát sinh bồi thường với mức chi trả lên tới 30 triệu USD/sự cố, tương đương với 700 tỷ đồng.
Phía công ty bảo hiểm cho biết, đối với bảo hiểm trách nhiệm chung, việc thanh toán bồi thường theo phạm vi bảo hiểm trách nhiệm của VNH đối với hành khách tử vong sẽ căn cứ theo thỏa thuận giữa VNH và thân nhân hành khách trên cơ sở đánh giá số tiền yêu cầu bồi thường là phù hợp với hoàn cảnh gia đình và tập quán quốc tế trong các trường hợp tương tự.
Nghĩa là, với hành khách, loại bảo hiểm mà VNH mua có sự khác biệt với bảo hiểm tai nạn cho phi công, được gọi là bảo hiểm trách nhiệm pháp lý của hãng trực thăng với khách hàng. Có nghĩa là, hãng bảo hiểm là đơn vị gián tiếp bồi thường cho hành khách. Công ty trực thăng VNH có trách nhiệm pháp lý với hành khách theo quy định của Luật Hàng không; còn bảo hiểm PVI là bên đứng ra bảo hiểm cho trách nhiệm đó của VNH.
Nêu ý kiến, Tổng Giám đốc tại một công ty bảo hiểm lớn cho hay: Thông thường, chương trình bảo hiểm ký kết giữa doanh nghiệp và đơn vị cung cấp bảo hiểm như trong trường hợp này sẽ gồm nhiều hợp đồng bảo hiểm thông thường khoảng 5 – 6 hợp đồng, chẳng hạn như bảo hiểm thân máy bay, trách nhiệm của chủ máy bay với hành khách, bảo hiểm trách nhiệm của chủ máy bay với môi trường, bảo tai nạn hành khách và du lịch (nếu có),...
Trong đó, bảo hiểm trách nhiệm chung (trách nhiệm của chủ máy bay đối với những người ngồi trên máy bay) sẽ phát sinh bồi thường với mức chi trả lên tới 30 triệu USD/sự cố, tương đương với 700 tỷ đồng.
Tuy nhiên, vị này đặc biệt nhấn mạnh, 700 tỷ đồng là mức bồi thường tối đa không chỉ dành cho một khách hàng mà cho cả sự cố (gồm các hàng khách thiệt tổn thương thân thể, tử vong,… như trong trường hợp này là 4 hành khách).
"Tuy nhiên, với bảo hiểm trách nhiệm dân sự này không có loại trừ. Trách nhiệm phát sinh bao nhiêu lại do quyết định từ cơ quan tài phán, không chỉ do 2 bên thương thảo. Hay nói cách khác, mức bồi thường bao nhiêu sẽ do tòa án tuyên. Vì vậy, vẫn phải kết luận của cơ quan điều tra", vị này cho hay.
Với bảo hiểm tai nạn hành khách thì có thể không cần phải chờ kết luận của cơ quan điều tra.