Lao động có trình độ đại học trở lên của Đồng bằng sông Cửu Long vẫn “thấp nhất cả nước”

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Dù có nhiều tiến triển nhưng ở một số khía cạnh, giáo dục và đào tạo của vùng Đồng bằng sông Cửu Long vẫn đang ở mức ’thấp nhất cả nước’. Các đại biểu đã nêu nhiều giải pháp cải thiện vấn đề này.
Lao động có trình độ đại học trở lên của Đồng bằng sông Cửu Long vẫn “thấp nhất cả nước”
Ảnh: NGỌC HÂN

Tọa đàm nằm trong khuôn khổ Chương trình phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long tầm nhìn 2045 (SDMD 2045) do Chính phủ giao Trường đại học Cần Thơ chủ trì thực hiện 

Tại tọa đàm chủ đề "Nâng cao chất lượng giáo dục cho hội nhập và phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long" do Trường đại học Cần Thơ tổ chức ngày 30-3, GS.TS Hà Thanh Toàn - hiệu trưởng Trường đại học Cần Thơ - cho biết những năm qua giáo dục đào tạo của vùng đã có những bước tiến triển đáng mừng.

Vừa qua Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục của Đồng bằng sông Cửu Long tiệm cận trung bình chung cả nước, một số chỉ số giáo dục đã đạt được mức trung bình và trên trung bình cả nước.

Tuy nhiên, vẫn còn những điều đáng quan tâm và cải thiện như tỉ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, chỉ 14,9%; tỉ lệ lao động có trình độ đại học trở lên chỉ đạt 6,8%, mức thấp nhất cả nước...

TS Huỳnh Anh Huy - trưởng khoa sư phạm Trường đại học Cần Thơ - cho biết trong 10 năm qua trong khi dân số Đông Nam Bộ tăng lên thì dân số vùng Đồng bằng sông Cửu Long những năm gần đây giảm xuống, chứng tỏ có xu hướng di dân, dịch chuyển ra ngoài vùng, đặc biệt là ở vùng lân cận. Từ đó cho thấy thị trường lao động Đồng bằng sông Cửu Long chưa phát triển thu hút nguồn nhân lực.

Tuy nhiên, ông Huy cũng đưa ra dữ liệu cho thấy từ năm 2010 tỉ lệ lao động ở khu vực nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long chiếm tỉ lệ rất lớn, những năm gần đây tỉ lệ lao động nông thôn dần giảm đi, đồng thời tăng ở khu vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ.

"Như vậy chúng ta thấy Đồng bằng sông Cửu Long có dịch chuyển lao động từ nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ, vì vậy trong công tác đào tạo cần phải cơ cấu ngành nghề đào tạo theo xu hướng dịch chuyển này", ông Huy lưu ý.

Ông Huy đề xuất về tổng thể, Quốc hội, Chính phủ cần xây dựng cơ chế đặc thù phát triển giáo dục và đào tạo Đồng bằng sông Cửu Long từ nay tới năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Tiếp đến là cần có chính sách ưu đãi, khuyến khích thu hút đầu tư trong giáo dục, đào tạo, thúc đẩy phát triển giáo dục ngoài công lập.

Về giáo dục nghề nghiệp, tỉ lệ lao động qua đào tạo chiếm 14,9% như nêu trên là còn thấp, cần nâng cao chất lượng đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. 

Đồng thời, cần nghiên cứu tăng cường sự liên kết giữa trường với doanh nghiệp, các trường nghề cần phải tăng cường liên kết với các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho sinh viên được thực tập và làm việc tại các doanh nghiệp.

TS Huỳnh Anh Huy - trưởng khoa sư phạm Trường đại học Cần Thơ - phân tích và nêu một số kiến nghị phát triển giáo dục Đồng bằng sông Cửu Long tại buổi tọa đàm - Ảnh: NGỌC HÂN

Đặc biệt đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, phân luồng từ bậc học trung học cơ sở để giúp cho học sinh chuẩn bị tốt hơn cho việc lựa chọn sau này.

Đối với giáo dục đại học, cần định hình mạng lưới cơ sở giáo dục phù hợp với sự phát triển kinh tế của vùng, đặc biệt là các ngành nghề đào tạo; có cơ chế hỗ trợ cho các trường, nhất là các trường địa phương trong phát triển cơ sở vật chất để gắn với đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp...

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật