Đến lượt Mỹ “cứu” khách gửi tiền vào ngân hàng Signature

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Công ty con của Ngân hàng New York Community Bancorp đã ký thỏa thuận với cơ quan quản lý Mỹ mua lại các khoản tiền gửi và khoản vay từ ngân hàng Signature.
Đến lượt Mỹ “cứu” khách gửi tiền vào ngân hàng Signature
Công ty con của Ngân hàng New York Community Bancorp đã ký thỏa thuận với cơ quan quản lý Mỹ mua lại các khoản tiền gửi và khoản vay từ Ngân hàng Signature. Ảnh: Reuters

Cơ quan Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) hôm 19-3 cho biết thỏa thuận này sẽ cho phép ngân hàng Flagstar, công ty con của New York Community Bancorp, tiếp nhận hầu hết các khoản tiền gửi của Signature, một số danh mục cho vay và tất cả 40 chi nhánh của ngân hàng này.

Ngân hàng Signature, có trụ sở ở New York, đã đóng cửa một tuần trước. FDIC cho biết khoảng 60 tỉ USD cho các khoản vay của ngân hàng Signature và 4 tỉ USD tiền gửi của ngân hàng này sẽ được giữ lại khi bị tiếp quản.

Theo thỏa thuận về tài sản của ngân hàng Signature, Flagstar sẽ mua lại khoản vay trị giá 12,9 tỉ USD với mức chiết khấu 2,7 tỉ USD.

FDIC ước tính thỏa thuận này sẽ tiêu tốn của Quỹ bảo hiểm tiền gửi khoảng 2,5 tỉ USD. Cơ quan này trước đó cho biết Quỹ bảo hiểm tiền gửi nắm giữ khoảng 128,2 tỉ USD vào cuối năm 2022.

Thông báo hôm 19-3 của FDIC đề cập đến một trong hai ngân hàng sụp đổ mà FDIC đang tiếp quản nhưng không nhắc đến ngân hàng Silicon Valley (SVB). SVB là ngân hàng lớn hơn nhiều so với Signature và bị FDIC kiểm soát trước Signature khoảng 2 ngày.

Ngân hàng Signature sở hữu khối tài sản khoảng 110,36 tỉ USD trong khi SVB nắm giữ 209 tỉ USD. Theo Reuters, FDIC sẽ khởi động lại cuộc đấu giá tài sản của SVB sau khi không tìm kiếm được bên mua toàn bộ ngân hàng.

Khoảng 4 nhà lập pháp Mỹ cho biết sẽ xem xét liệu có nên mở rộng hạn mức bảo hiểm liên bang đối với tiền gửi ngân hàng cao hơn ngưỡng 250.000 USD như hiện tại để tạo thêm niềm tin vào hệ thống ngân hàng hay không.

Một quan chức Mỹ hôm 19-3 cho biết dòng tiền gửi tháo chạy khỏi các ngân hàng sau vụ sụp đổ của SVB đã chậm lại khi các nhà đầu tư xác định xem liệu cuộc khủng hoảng có được ngăn chặn hay không.

Quan chức giấu tên này nói rằng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng Mỹ đang ổn định và các ngân hàng Mỹ có liên hệ hạn chế với ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sĩ), vừa được ngân hàng UBS Group AG mua lại với giá 3,25 tỉ USD hôm 19-3.

Phản ứng sau thương vụ UBS mua lại Credit Suisse, thị trường châu Á-Thái Bình Dương phần lớn giảm điểm trong phiên giao dịch sáng 20-3 (giò địa phương).

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật