Hội thảo về tác động của các quy định mới trong Nghị định về đăng ký biện pháp bảo đảm

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong hai ngày 27-28/02/2023, tại TPHCM, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm - Bộ Tư pháp đã phối hợp với IFC tổ chức Hội thảo về tác động của các quy định mới trong Nghị định số 99/2022/NĐ-CP ngày 30 / 11 / 2022 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm.
Hội thảo về tác động của các quy định mới trong Nghị định về đăng ký biện pháp bảo đảm
Thông qua những tham luận dẫn đề, các đại biểu đã cùng thảo luận trao đổi nhiều thông tin hữu ích hướng đến triển khai thi hành hiệu quả Nghị định số 99/2022/NĐ-CP
Hoạt động này nằm trong chuỗi hoạt động triển khai Biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và đăng ký biện pháp bảo đảm giữa Bộ Tư pháp Việt Nam và Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) thuộc Nhóm Ngân hàng Thế giới (World Bank). Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc tham dự Hội thảo.

Phát biểu chỉ đạo hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc cho biết: Nghị định số 99/2022/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm là một văn bản quy phạm Pháp Luật có ý nghĩa rất quan trọng trong thúc đẩy khả năng tiếp cận vốn và bảo đảm sự an toàn cho các giao dịch vay thông qua đó góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

Để triển khai đồng bộ, thống nhất, hiệu quả Nghị định trên cả nước, ngày 16/02/2023, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị trực tuyến tới tất cả 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về triển khai thực hiện Nghị định này. Hội thảo hôm nay cũng là hoạt động nằm trong kế hoạch chung của Bộ Tư pháp triển khai thi hành Nghị định 99.

Thứ trưởng nhấn mạnh, hội thảo lần này sẽ dành nhiều thời gian đi sâu vào các điểm mới, đồng thời tập trung trao đổi, thảo luận, hướng dẫn, giải đáp đối với những khó khăn, vướng mắc của các đại biểu nhằm hiểu đúng để cùng tổ chức thực hiện tốt Nghị định 99. Theo Thứ trường Nguyễn Khánh Ngọc, đây là cơ hội tốt để tìm hiểu Nghị định mới, chia sẻ kinh nghiệm, cách làm để tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị định và cũng là một cơ hội để các bên tạo sự kết nối, phối hợp cho giai đoạn thực hiện Nghị định tới đây.

“Với tư cách là cơ quan được Chính phủ giao thống nhất quản lý nhà nước về công tác đăng ký biện pháp bảo đảm, Bộ Tư pháp, các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, nhất là Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm luôn sẵn sàng lắng nghe, đồng hành cùng với các cơ quan, tổ chức, người dân, doanh nghiệp trong việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thường xuyên rà soát, đánh giá thực tiễn thi hành Pháp Luật, yêu cầu của sự phát triển mới để có những tham mưu điều chỉnh phù hợp”, Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc chia sẻ.

Tại hội thảo, các đại biểu đến từ các tổ chức tín dụng, văn phòng quản lý đất đai, văn phòng luật... trên địa bàn thành phố đã tích cực đưa ra nhiều câu hỏi và nhận được sự giải đáp thấu đáo từ những người điều hành hội thảo.

Thông qua những tham luận dẫn đề, các đại biểu đã cùng thảo luận trao đổi chuyên sâu, gắn với các tình huống pháp lý với vấn đề phát sinh trong thực tiễn về nghiệp vụ để đảm bảo thống nhất trong cách áp dụng Pháp Luật về đăng ký biện pháp bảo đảm. Đồng thời, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đề xuất các giải pháp để triển khai thi hành hiệu quả Nghị định số 99/2022/NĐ-CP và đề xuất những nội dung nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật