Tin liên quan
Mới đây, 2 vụ học sinh ở Bắc Giang, Phú Thọ sinh con gây xôn xao dư luận. Một trường hợp là nữ sinh lớp 7 yêu nam sinh lớp 11 dẫn đến có thai nhưng gia đình và nhà trường đều không hay biết. Đến khi em sinh con trong nhà tắm thì gia đình mới phát hiện.
Trường hợp thứ 2 là nữ sinh học lớp 5 bị "người anh trong xóm làm chuּyện ngưּời lớּn" dẫn đến mang thai. Nữ sinh ở với bố nên không được quan tâm. Đến khi mẹ đi làm xa về phát hiện con béo lên bất thường mới đi khám thì phát hiện mang thai ở tháng thứ 7.
Hai câu chuyện trên cho thấy trách nhiệm lớn nhất thuộc về gia đình đã không quan tâm, sát sao với con. Tuy nhiên, cũng có câu hỏi đặt ra là giáo dục giới tính trong trường học hiện nay thế nào?
Giáo dục giới tính trong trường học hiện nay ra sao?
Nói về chương trình giáo dục giới tính trong trường học, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho hay: "Theo Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học ban hành theo Quyết định số 16/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GDĐT, giáo dục giới tính được đưa vào trong nội dung chương trình và các yêu cầu cơ bản cần đạt của chương trình và sách giáo khoa môn Khoa học lớp 5. Trải qua nhiều lần hướng dẫn thực hiện chương trình và sách giáo khoa, hướng dẫn giảm tải, hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng, nội dung và yêu cầu cơ bản cần đạt về nội dung Giáo dục giới tính luôn được đặt ra và hướng dẫn cụ thể.
Theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 ban hành theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018, nội dung giáo dục giới tính được đưa vào Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội từ lớp 1, lớp 2, lớp 3 và Chương trình môn Khoa học lớp 4, lớp 5. Các nội dung liên quan đến giáo dục giới tính như phòng tránh xâּm hạּi,... cũng được đưa vào nội dung của một số môn học khác như Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm từ lớp 1.
Như vậy, nội dung về giáo dục giới tính trong chương trình các môn học học chính thức, bắt buộc trong các lớp ở bậc tiểu học, các nội dung đưa vào bảo đảm phù hợp với phát triển tâm lý lứa tuổi của học sinh.
Hiện nay Bộ GDĐT đang tiếp tục nghiên cứu để đưa nội dung giáo dục giới tính vào trong nội dung Chương trình giáo dục mầm non mới một cách phù hợp với tâm sinּh lּý trẻ mầm non.
Giáo viên lúng túng, học sinh chưa áp dụng được để bảo vệ bản thân
Trao đổi với PV báo Báo , chuyên gia tâm lý tuổi vị thành niên Nguyễn Đình Sơn, Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cho hay: "Nhìn tổng thể, giáo dục ở nước ta còn thiên lệch giữa 3 loại sức khỏe: thể chất, tinh thần và trí tuệ. Trong chương trình GDPT mới có sự điều chỉnh, giáo dục giới tính đã được đưa vào từ năm lớp 4, trước đây là lớp 5.
Tuy nhiên, chương trình khi đưa vào mới chỉ đạt được mức độ là giáo dục giới tính nói chung. Giáo viên còn lúng túng trong việc triển khai dạy, học sinh mới chỉ hiểu chứ chưa áp dụng được để bảo vệ bản thân.
Ngoài ra, trong nghiên cứu của Bộ GDĐT và UNESCO tiến hành phân tích 76 cuốn SGK của 6 môn học từ lớp 1- lớp 12 có 8.276 nhân vật trong nội dung văn bản và 7.987 nhân vật trong các hình ảnh. Trong tổng số 8.276 nhân vật xuất hiện trong nội dung văn bản, nam giới chiếm 69%, nữ 24%, còn lại 7% là trung tính về giới. Về hình ảnh, trong tổng số 7.987 hình ảnh thì nam giới chiếm 58%, nữ chiếm 41%, còn lại là trung tính hoặc không rõ giới tính. Như vậy cho thấy, việc bình đẳng giới chưa được thực hiện và đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hành vi xâּm hạּi, lạm dụng, khiּêu dâּm.
Chúng ta cần nói đến nguyên nhân khởi nguồn tình trạng xâּm hạּi và B.L tìnּh dụּc bắt đầu ở độ tuổi rất sớm chính là mạng xã hội, internet. Trẻ tuổi dậy thì, mới lớn thường tò mò khám phá cơ thể, khám phá bản thân. Trong quá trình tư vấn, chúng tôi gặp được nhiều câu hỏi của học sinh, phụ huynh liên quan đến vấn đề này. Có phụ huynh còn cho biết, con trai mới học lớp 4, 5 nhưng thích xem phim khiּêu dâּm. Trẻ em phát triển sớm trong khi gia đình lại xem vấn đề đó của nhà trường và bận rộn với cuộc sống, lo lắng con chuyện học hành hơn nên không để ý bình đẳng giới tính và an toàn giới tính".
Theo chuyên gia Đình Sơn, câu chuyện này không chỉ dừng lại ở nhà trường vì chương trình học không đủ thời gian, trải nghiệm riêng cho từng khối. Mặt khác, giáo dục giới tính hiện nay ở các trường mới chỉ tập trung dạy con gái bảo vệ bản thân mà không dạy cho con trai, đây mới là đối tượng gây ra hành vi đó. Thế nào là hành vi xâּm hạּi, quấּy rốּi, hiếּp dâּm, tác hại của nó thế nào... là lỗ hổng mà nhà trường chưa làm được.
Chuyên gia Đình Sơn đưa ra lời khuyên: "Cha mẹ cần nói chuyện với con về giáo dục giới tính bắt đầu từ 8 tuổi và kết thúc vào năm 23 tuổi. Những năm tiểu học không phải là yêu mà các em chỉ cảm mến nhau. Lớn hơn là tuổi hẹn hò ở cấp THCS và tình trạng B.L tìnּh dụּc thường xảy ra ở cấp THPT.
Có thể chia thành 2 trường hợp. Trường hợp 1 là trẻ cảm mến nhau, yêu nhau và xảy ra sinh hoạt tìnּh dụּc. Thậm chí có trẻ còn sử dụng chất kích thích. Vì vậy, cha mẹ phải chú ý dạy con tỉnh táo, bảo vệ bản thân.
Trường hợp thứ 2 là trẻ bị dụ dỗ bằng kẹo bánh hay tiền... Cha mẹ cần dạy con phân biệt được đâu là hành vi xâּm hạּi tìnּh dụּc và cách ứng phó khi bị người khác tấn công tìnּh dụּc, dạy con cân nhắc các cuộc hẹn hò, hành động hay các mối quan hệ. Bởi vì, hậu quả để lại cho con gái vô cùng lớn. Con có thể bị tổn thương tình cảm mà mất nhiều năm mới chữa lành được.
Cha mẹ cũng nên hạn chế internet cho con ở cấp tiểu học. Từ THCS trở lên là cơ hội để giáo dục giới tính cho con. Đồng thời, cha mẹ cần quan sát hành vi bất thường để hỗ trợ các con, tránh cho con không có nơi chia sẻ. Đây là tuổi hoàn toàn chia cắt với cha mẹ để con khẳng định bản thân và tâm lý".