Dự án cao tốc Bắc - Nam đền bù 21 triệu đồng/500m2 đất lúa: Huyện nói đúng quy định, người dân vẫn bức xúc

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nhiều đối tượng thuộc diện bị thu hồi đất để thi công dự án cao tốc Bắc - Nam ở Quảng Ngãi chỉ được nhận tiền đền bù vỏn vẹn 21 triệu đồng/500m2 đất lúa và không được nhận tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, khiến họ bức xúc và cho rằng giá đền bù quá thấp.
Dự án cao tốc Bắc - Nam đền bù 21 triệu đồng/500m2 đất lúa: Huyện nói đúng quy định, người dân vẫn bức xúc
Bà Lê Thị Thanh Xuân ở thôn Mỹ Hưng, xã Hành Thịnh, huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) bên thửa đất bà trực tiếp sản xuất mấy chục năm nhưng khi bị thu hồi, gia đình bà không được hỗ trợ tiền ch

Mất ngủ vì lo mất đất

Bà Lê Thị Thanh Xuân ở thôn Mỹ Hưng, xã Hành Thịnh, huyện Nghĩa Hành cho biết, “nhà tôi có khoảng 1.080m2 đất lúa bị thu hồi để thi công dự án cao tốc Bắc - Nam. Thửa ruộng này, mỗi năm nhà tôi sản xuất 2 vụ lúa, là nguồn sinh kế chính cho 6 thành viên trong gia đình. Bây giờ phải nhường đất cho dự án với giá đền bù 21 triệu đồng/500m2 đất lúa, áp giá như vậy là quá bèo bọt, nên tôi không ký nhận”.

Bà Xuân cho biết, theo cán bộ làm công tác đền bù, hỗ trợ dự án cao tốc Bắc - Nam giải thích thì nguyên nhân gia đình bà chỉ được đền bù 21 triệu đồng/500m2 đất lúa chứ không nhận được tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp là do mẹ bà là Phạm Thị Nhuần là chủ sở hữu thửa đất trên. Mẹ bà thuộc đối tượng cán bộ hưu trí, nên không được hỗ trợ tiền chuyển đổi nghề nghiệp. Bà Xuân cho rằng như vậy là không phù hợp, vì thực tế thửa đất trên, bà trực tiếp sản xuất hàng chục năm qua, còn mẹ bà đã 84 tuổi, bị tai biến nằm liệt một chỗ. Bà Xuân than thở: “Từ ngày nghe cán bộ nói thửa đất lúa 1.080m2 có sổ đỏ của nhà tôi chỉ được đền bù trên 42 triệu đồng, nhiều đêm tôi trằn trọc không ngủ được vì xót đất”.

Theo người dân nằm trong diện bị thu hồi đất phục vụ dự án cao tốc Bắc - Nam, nếu chủ sở hữu đất không thuộc diện cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ hưu trí thì được đền bù, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp 84 triệu đồng/500m2 đất lúa, còn nếu chủ sở hữu đất là cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ hưu trí thì chỉ được đền bù 21 triệu đồng/500m2 đất lúa và không được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp.

Ông Lê Tấn Sự ở thôn Mỹ Hưng, xã Hành Thịnh cho biết, "vợ chồng tôi là cán bộ hưu trí. Nhà tôi có 871m2 đất, trong đó có 200m2 đất ở, còn lại là đất trồng cây lâu năm nằm trong diện nhường đất cho dự án cao tốc Bắc- Nam. Thửa đất trên do vợ tôi đứng tên sổ đỏ, nhưng con tôi trực tiếp sản xuất đã 20 năm, là nguồn sinh kế chính của 5 thành viên trong gia đình. Vì chủ trương chung, gia đình tôi nhường đất vàng cho dự án, tuy nhiên với mức đền bù 21 triệu đồng/500m2, và không nhận được đồng hỗ trợ, nên tôi không đồng ý ký nhận tiền đền bù".

Biết chưa phù hợp, nhưng mong được chia sẻ

Ông Huỳnh Thanh Long - Chủ tịch UBND xã Hành Thịnh cho biết, quá trình thực hiện đền bù, hỗ trợ có sự phối hợp giữa Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh, UBND huyện và UBND xã. Nhiệm vụ của xã là xác định đối tượng  đền bù, hỗ trợ.

 Chiếu theo các quy định của Nghị định về đền bù đất nông nghiệp, thì nguồn gốc đất căn cứ theo Nghị định 64 của Chính phủ. Tỉnh Quảng Ngãi áp giá đền bù là 42.000 đồng/m2 đất lúa. Như thế đối với hộ trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì họ được hưởng tiền đền bù, hỗ trợ 84 triệu đồng/500m2 đất lúa.

Ông Long cho biết, áp dụng theo khung chính sách thì cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ hưu trí sẽ không được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp. Qua rà soát, đối chiếu ở địa phương có nhiều trường hợp là cán bộ hưu trí có đất nằm trong dự án cao tốc Bắc- Nam chỉ được đền bù 21 triệu đồng/500m2 đất và không được hỗ trợ. Chính vì thế họ cảm thấy mình thiệt thòi và cho rằng họ chỉ nhận được đền bù và không được hỗ trợ là chưa thỏa đáng. “Tôi là người gần dân nhất, tuy nhiên xã rất thận trọng. Không để thiệt thòi cho dân. Tuy nhiên, đây quy định chứ không phải do địa phương tự đặt ra hoặc địa phương khống chế quyền lợi của người dân. Địa phương thấy thực tế có nhiều cái chưa phù hợp, nhưng đó là quy định chung” - ông Long nói.

Ông Nguyễn Ngọc Tuấn - Phó chủ tịch UBND huyện Nghĩa Hành - cho biết, dự án cao tốc Bắc - Nam đi qua 6 xã trên địa bàn huyện, với trên 400 hộ dân thuộc diện nhường đất cho dự án. Rất nhiều trường hợp chủ sở hữu đất là cán bộ hưu trí, nhưng con họ trực tiếp sản xuất, nên gia đình họ chỉ được nhận tiền đền bù 21 triệu đồng/500m2 đất, chứ không được hỗ trợ tiền chuyển đổi nghề nghiệp.

Trả lời câu hỏi, việc cán bộ làm công tác áp giá đền bù, hỗ trợ không căn cứ theo thực tế người trực tiếp sản xuất trên thửa đất bị thu hồi, mà căn cứ theo người đứng tên sổ đỏ, để đền bù, hỗ trợ, liệu có quá cứng nhắc, gây thiệt thòi cho hộ bị thu hồi đất, ông Tuấn cho rằng, biết là thiệt thòi nhưng mong người dân chia sẻ, vì huyện làm như vậy là đúng quy định.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật