Giá vàng hôm nay ngày 11/12 là bao nhiêu? Giá vàng Kitco, Giá vàng SJC, Doji, Rồng Vàng Thăng Long, NPQ, 9999, cập nhật mới và chính xác nhất dưới đây:
Giá vàng trong nước
Giá vàng trong nước biến động khó lường trong tuần qua, so sánh phiên đầu tuần và phiên cuối tuần, giá vàng trong nước tăng 150.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và tăng 130.000 đồng/lượng ở chiều bán ra.
Mở cửa phiên giao dịch đầu tuần 5/12 , tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn, giá vàng SJC niêm yết ở mức 66,30 - 67,12 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 150 nghìn đồng/lượng ở cả chiều mua vào và chiều bán ra so với đóng cửa cuối tuần trước.
Sang phiên 6/12, cùng biên độ giảm với giá vàng thế giới, giá vàng SJC giảm 250 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và 240 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra so với chốt phiên hôm qua, giá vàng SJC được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết ở mức 66,00 - 66,83 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Sáng 7/12, giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết ở mức 66,35 - 67,17 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), không đổi so với chốt phiên hôm qua.
Tới phiên 8/12, giá vàng SJC được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn tăng 150 nghìn đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra so với chốt phiên trước đó và được niêm yết ở mức 66,25 - 67,07 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Cùng xu hướng tăng với giá vàng thế giới, giá vàng trong nước sáng 9/12 tiếp tục tăng, giá vàng SJC được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết ở mức 66,60 - 67,42 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 250 nghìn đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch trước đó.
Chốt phiên cuối tuần, sáng 10/12, giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết ở mức 66,45 – 67,25 triệu đồng/lượng, tăng 150 nghìn đồng/lượng so với phiên trước đó.
Giá vàng thế giới
Trên thị trường quốc tế, tuần qua, giá vàng thế giới trồi sụt bất nhất, bị chi phối bởi sự biến động của đồng USD và những đồn đoán về lộ trình nâng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Trong phiên giao dịch đầu tuần 5/12, giá vàng giảm khi đồng USD mạnh lên nhờ các dữ liệu tích cực từ nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, giá kim loại quý này đảo chiều đi lên trong 4 phiên giao dịch còn lại của tuần.
Biểu đồ giá vàng thế giới
Phiên cuối tuần ngày 9/12, vàng tăng giá bất chấp đà tăng của đồng USD và lợi suất trái phiếu Mỹ, khi nhà đầu tư an tâm trước khả năng Fed nâng lãi suất chậm hơn trong thời gian tới.
Cụ thể, giá vàng giao ngay tăng 0,5% lên 1,798,40 USD/ounce. Trong khi giá vàng giao kỳ hạn tăng 0,5% lên 1.810,70 USD/ounce.
Giá vàng thế giới chiều nay đứng ở ngưỡng 1.797 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 12/2022 đứng ở ngưỡng 1.798 USD/ounce.
Clifford Bennett, nhà kinh tế trưởng tại công ty chứng khoán ACY Securities (Mỹ), nhận định vàng có xu hướng tăng giá trước cuộc họp của Fed và số liệu về Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) công bố vào tuần tới.
Các nhà đầu tư hiện dự đoán có tới 93% khả năng Fed sẽ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản tại cuộc họp chính sách 13-14/12. Còn CPI tháng 11/2022 sẽ được công bố ngày 13/12.
Xu hướng giá vàng
Trong một năm có "các kịch bản vĩ mô không thể tưởng tượng được", chiến lược gia mảng lãi suất ngắn hạn Zoltan Pozsar của Credit Suisse cho biết, vàng sẽ tăng gấp đôi lên 3.600 USD/ounce nếu Nga phản ứng với mức trần giá dầu của G7 bằng cách chấp nhận vàng đổi lấy dầu thô.
Trong một lưu ý cho khách hàng, ông Pozsar nói rằng, một cuộc khủng hoảng thanh khoản trên thị trường tiền tệ vào cuối năm sẽ khó xảy ra, trừ khi Nga quyết định chấp nhận vàng để đổi lấy dầu do các lệnh trừng phạt.
Trong kịch bản này, Tổng thống Nga Vladimir Putin phản ứng với mức trần giá dầu 60 USD/thùng được Liên minh châu Âu (EU), G7 và Australia đưa ra gần đây bằng cách yêu cầu đổi 1 gam vàng lấy 2 thùng dầu thô.
Ông Pozsar tiết lộ, theo giá thị trường hiện tại, mức trần 60 USD/thùng đối với dầu mỏ của Nga tương đương với giá của một gam vàng. Điều này có thể xảy ra vào thời điểm Mỹ nỗ lực bổ sung nguồn dự trữ chiến lược bằng xăng dầu giá rẻ.
Chiến lược gia của Credit Suisse nói: "Nếu kịch bản này xảy ra, USD thực sự được ’định giá lại’ so với dầu của Nga. Nhưng nếu phương Tây đang tìm kiếm một món hời, Nga có thể đưa ra một thứ mà phương Tây không thể từ chối: ’đổi vàng lấy dầu’.
Nếu Nga chống lại việc chốt giá 60 USD/thùng dầu bằng cách cung cấp 2 thùng dầu ở mức cố định cho một gram vàng, thì giá vàng sẽ tăng gấp đôi. Đây là cách vàng có thể đạt tới 3.600 USD/ounce từ mức hiện tại".
Chiến lược gia hàng hóa của ING Ewa Manthey nhận định, kim loại quý đã chứng kiến mức tăng đột biến trong tháng 11 và đầu tháng 12, nhưng khả năng cao sẽ bị dập tắt do Fed vẫn đang tăng lãi suất.
Vị chuyên gia này nhấn mạnh: “Chúng tôi nhận thấy vàng sẽ tiếp tục xu hướng giảm trong chu kỳ thắt chặt liên tục của Fed. Tuy nhiên, nhìn sang năm tới, mọi thứ bắt đầu thay đổi đối với kim loại quý.
Fed sẽ chỉ sẵn sàng chuyển đổi chiến thuật khi lạm phát bắt đầu hạ nhiệt. Điều này có thể sẽ xảy ra vào năm tới. Chúng ta sẽ thấy lạm phát giảm khá mạnh vào năm 2023 và điều này sau đó sẽ mở ra cơ hội cho Fed bắt đầu cắt giảm lãi suất trong nửa cuối năm 2023".
Khi Fed bắt đầu nới lỏng chính sách vào nửa cuối năm 2023, giá vàng sẽ tăng và duy trì mức tăng vững chắc. ING nhận thấy, vàng sẽ tăng lên 1.850 USD/ounce trong quý IV năm sau.