Báo động lây nhiễm HIV ở nhóm quan hệ tìn‌ּh dụ‌ּc đồng giới nam

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Từ đầu năm đến nay, có hơn 9.000 trường hợp nhiễm HIV mới được phát hiện tại Việt Nam. Trong đó có 85% nam giới, chủ yếu ở độ tuổi từ 16-29.
Báo động lây nhiễm HIV ở nhóm quan hệ tìn‌ּh dụ‌ּc đồng giới nam
Ảnh minh họa

Dù Việt Nam đã giảm hơn 2/3 số người nhiễm mới và số người t‌ử von‌g do HIV/AIDS so với 10 năm trước, nhưng khi nhắc đến HIV/AIDS - căn bệnh này vẫn gây "ám ảnh" cho những người không may bị nhiễm.

Nếu như trước đây, chúng ta chỉ nghĩ rằng, lây nhiễm HIV chủ yếu trong nhóm nghiện chích m‌a tú‌y thì hiện tại đã có sự biến đổi hình thái : lây nhiễm từ đường máu sang lây qua đường tìn‌ּh dụ‌ּc mà nằm chính trong nhóm nam quan hệ tìn‌ּh dụ‌ּc đồng giới - còn gọi tắt là MSM. Và theo Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, có đến 50% số ca nhiễm HIV mới ở nhóm dưới 29 tuổi.

Đây chính là thách thức trong cuộc chiến chống đại dịch AIDS vào năm 2030. Nhất là khi nhóm MSM chưa thực sự "lộ diện" để tiếp cận với các dịch vụ y tế.

Có đến gần 50% số bệnh nhân nhiễm HIV đang điều trị tại Trung tâm bệnh nhiệt đới, bệnh viện Bạch Mai thuộc nhóm quan hệ tìn‌ּh dụ‌ּc đồng giới nam. Trong đó, chủ yếu là thanh niên trẻ, có quan hệ cùng lúc với nhiều người đồng giới nên bị nhiễm HIV.

PGS.TS. Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm bệnh Nhiệt đới, bệnh viện Bạch Mai cho biết: "quan hệ qua đường hậu môn dễ chảy máu. Vì niêm mạc của hậu môn dễ xây xước. Nếu như 1 người nhiễm HIV mà không được điều trị sớm thì người ta sẽ lây lan cho những người khác. Bản thân miễn dịch của người đó sẽ bị giảm. Các bệnh nhân đến đây trong tình trạng rất nặng. CD4 tụt dưới 100 và nhiễm trùng cơ hội nặng, chạy vào gan, phổi, não. Ngoài ra cũng phải điều trị thuốc ARV nữa thì việc hồi phục mất thời gian lâu hơn. khả năng tái hòa nhập cộng đồng sẽ khó khăn hơn".

Cũng theo báo cáo mới nhất của Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, trong quan hệ tìn‌ּh dụ‌ּc đồng giới nam MSM, có tới hơn 13% số người đang sống chung với HIV. Từ đầu năm đến nay, có hơn 9.000 trường hợp nhiễm HIV mới được phát hiện tại Việt Nam. Trong đó có 85% nam giới, chủ yếu ở độ tuổi từ 16-29.

PGS.TS. Phan Thị Thu Hương - Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế cho biết: "Chúng ta đi theo biện pháp tiếp cận, những người không may bị nhiễm HIV thì bắt buộc phải điều trị ARV ngay. Với những người chưa bị nhiễm HIV thì hoàn toàn đưa ra những biện pháp dự phòng hiệu quả. Cổ truyền chúng ta có biện pháp dự phòng ba‌ּo ca‌ּo s‌ּu hay là mới đây chúng ta có điều trị dự phòng trước phơi nhiễm bằng thuốc PrEP".

PrEP là thuốc điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV, có khả năng giảm nguy cơ lây nhiễm tới 90%. Để đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành các mục tiêu chấm dứt đại dịch AIDS vào năm 2030 cần rất nhiều giải pháp. Trong đó, việc mở rộng điều trị các biện pháp dự phòng nhiễm HIV đang được ưu tiên hàng đầu, hướng đến duy trì tỷ lệ điều trị PrEP cao.

Hiện PrEP đã mở rộng cung cấp dịch vụ cấp phát thuốc miễn phí tại 29 tỉnh, thành phố. Thông qua nhiều hình thức: PrEP lưu động, PrEP từ xa, PrEP cộng đồng… Thế nhưng, làm thế nào để đa dạng các mô hình cung cấp dịch vụ y tế phù hợp cho từng nhóm nguy cơ thì lại không phải dễ... Nhất là với nhóm MSM.

Hoạt động 24/24, giải đáp mọi thắc mắc về việc dự phòng HIV. Nhóm hỗ trợ cộng đồng MSM nhận được hàng chục cuộc điện thoại mỗi ngày. Dĩ nhiên, không phải khu vực nào cũng có nhóm cộng đồng hỗ trợ lưu động. Bởi vậy, trung tâm y tế của thành phố này, ước tính mới chỉ quản lý được khoảng 10% số trường hợp MSM đang sử dụng PrEP điều trị dự phòng HIV. Tức là còn khoảng 90% chưa được phát hiện.

Cả y tế công lẫn tư đều triển khai cấp phát thuốc điều trị dự phòng PrEP nhằm thu hút khách hàng tiếp cận các dịch vụ y tế. Ngặt nỗi, nhiều nơi phải cùng lúc vừa tìm khách hàng mới, vừa nghĩ cách giữ khách hàng cũ duy trì điều trị.

Tự chủ động đi xét nghiệm, điều trị dự phòng PrEP, kết nối các hội nhóm tìm kiếm thông tin... hạn chế nguy cơ lây nhiễm HIV từ bạ‌n tìn‌h đồng giới. Dù bằng cách này hay cách khác đều cho thấy ý thức dự phòng lây nhiễm sẽ là yếu tố quyết định để ngăn chặn dịch bệnh lây lan trong nhóm MSM. Không nên để đến khi chỉ vì một phút giây chủ quan, tặc lưỡi mà ôm nỗi lo, thậm chí là ân hận suốt cả cuộc đời.

BS. Phạm Thành Luân - Khoa bệnh Nhiệt đới và Can thiệp xâ‌ּm hạ‌ּi, bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết: "Đã có rất nhiều sự cởi mở với xu hướng tính dục hoặc là với những người đồn‌g tín‌h. Chính vì vậy, các bạn đến đây khá thoải mái trong việc họ chia sẻ những hành vi nguy cơ, quan hệ tìn‌ּh dụ‌ּc đồng giới. Đến để nhận sự tư vấn cũng như được điều trị dự phòng".

Thay vì "ẩn náu", nhiều bạn trẻ trong nhóm MSM sẵn sàng tìm đến những buổi tư vấn sức khỏe an toàn đồng giới và dự phòng HIV.

Không chủ quan nhưng cũng nên không bi quan, chỉ cần chuẩn bị tâm lý vững vàng, có kiến thức đầy đủ về sức khỏe tìn‌ּh dụ‌ּc thì HIV sẽ chẳng thể gọi tên.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật