Quảng Bình chủ động phòng, chống dịch bệnh đậu mùa khỉ

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngay khi Việt Nam ghi nhận ca bệnh thứ 2 nhập cảnh tại TP. Hồ Chí Minh mắc bệnh đậu mùa khỉ, ngành Y tế Quảng Bình tiếp tục chủ động tăng cường công tác giám sát và phòng, chống dịch bệnh đậu mùa khỉ.
Quảng Bình chủ động phòng, chống dịch bệnh đậu mùa khỉ
CDC Quảng Bình nâng cao năng lực xét nghiệm chuyên sâu để chủ động triển khai giám sát dịch bệnh đậu mùa khỉ theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Thời gian qua, cùng với các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19, Sốt xuất huyết và các bệnh truyền nhiễm khác thì công tác phòng, chống dịch bệnh đậu mùa khỉ đã được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh chủ động phương án phòng ngừa, nhằm phát hiện sớm, xử lý kịp thời không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng. 

CDC Quảng Bình đã tổ chức tập huấn, cập nhật các kiến thức chuyên môn cho các cán bộ y tế tham gia công tác phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ; hướng dẫn cụ thể những kiến thức trong giám sát, phát hiện bệnh đậu mùa khỉ; công tác khai báo, thông tin, báo cáo và trang bị kỹ năng truyền thông phòng, chống dịch cho cộng đồng.

Cùng với đó, CDC tiếp tục củng cố và nâng cao năng lực xét nghiệm, đặc biệt năng lực thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu để chủ động triển khai giám sát dịch bệnh đậu mùa khỉ theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm dịch y tế tại cửa khẩu đường bộ, cảng biển để phát hiện sớm, áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp ngay từ đầu, hạn chế việc xâm nhập, phát tán nguồn truyền nhiễm đậu mùa khỉ ra cộng đồng.

Bên cạnh đó, CDC chủ động phối hợp với các ngành, đơn vị, địa phương đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch. Đặc biệt phối hợp với Bộ đội Biên phòng trong công tác phòng, chống dịch bệnh đậu mùa khỉ tại các cửa khẩu, cảng biển, sân bay; tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, kịp thời ngăn chặn nhập cảnh trái phép người và động vật qua đường biển, đường bộ vào tỉnh; phối hợp với Sở Du lịch để chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch nghiêm túc thực hiện công tác phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ cho cán bộ, nhân viên nhất là các lực lượng tiếp xúc trực tiếp với khách du lịch; chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng các phương án, điều kiện về công tác phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ khi đón khách du lịch đến lưu trú, nhất là khách quốc tế. 

Theo bác sĩ Đỗ Quốc Tiệp, Giám đốc CDC Quảng Bình, đến thời điểm này, tỉnh ta chưa ghi nhận bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, không thể chủ quan và để phòng, chống dịch bệnh đậu mùa khỉ hiệu quả, cùng với ngành Y tế rất cần sự vào cuộc của các lực lượng đoàn thể, chính quyền cơ sở và sự tham gia tích cực của cộng đồng trong công tác phòng, chống dịch, nhằm phát hiện sớm, thông tin kịp thời ca bệnh dịch, tổ chức xử lý dịch triệt để, tránh nguồn lây phát tán ra cộng đồng. 

Đặc biệt, ngành Y tế rất cần sự hỗ trợ của các cơ quan báo chí truyền thông trên địa bàn tập trung tuyên truyền về tình hình dịch bệnh đậu mùa khỉ và các biện pháp phòng, chống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Từ đó, để người dân biết cách tự phòng bệnh, chủ động khai báo khi phát hiện ca bệnh nghi ngờ, đến các cơ sở y tế khi có triệu chứng và tích cực tham gia vào các hoạt động phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ tại cộng đồng. 

Quảng Bình tăng cường công tác kiểm dịch y tế tại cửa khẩu đường bộ, cảng biển để phát hiện sớm ca bệnh đậu mùa khỉ.

“bệnh đậu mùa khỉ (Monkeypox) không phải là bệnh mới, bệnh được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1958. Ca bệnh đầu tiên ở người được ghi nhận vào năm 1970 tại Cộng hòa Dân chủ Công Gô. bệnh đậu mùa khỉ là bệnh lây truyền từ động vật sang người, việc lây truyền từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp gần, lây qua vết thương hở, dịch c‌ơ th‌ể, giọt bắn lớn của đường hô hấp và qua tiếp xúc với các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Các triệu chứng thường thấy là sốt, đau đầu, đau cơ, đau lưng, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh, mệt mỏi, phát ban.

Từ tháng 5/2022 đến nay, dịch có diễn biến bất thường. Ngày 23/7/2022, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế. Đến ngày 15/8/2022, đã ghi nhận trên 35 nghìn ca mắc tại 92 quốc gia, trong đó có 12 trường hợp t‌ử von‌g. Một số quốc gia gần với nước ta, như: Thái Lan, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia đã ghi nhận ca bệnh xâm nhập. 

Tại Việt Nam, ngày 3/10/2022, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh có kết quả xét nghiệm giải trình tự gen khẳng định một bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ chủng Monkeypox vi rút thuộc clade IIb. Đây là bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ được ghi nhận đầu tiên tại Việt Nam. Đến ngày 20/10, tiếp tục ghi nhận ca mắc bệnh đậu mùa khỉ thứ 2-bệnh nhân nữ (38 tuổi) được phát hiện ngay khi nhập cảnh tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất nhờ hệ thống giám sát chủ động của ngành Y tế”, bác sĩ Đỗ Quốc Tiệp cho biết.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật