Lưới lửa NATO ở Ukraine có làm khó được quân đội Nga?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Theo giới chuyên gia, những hệ thống phòng không NATO cấp cho Ukraine có tính năng thua xa hệ thống phòng không Nga và không có khả năng xoay chuyển cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Lưới lửa NATO ở Ukraine có làm khó được quân đội Nga?
Ảnh minh họa

Mới đây, báo chí phương Tây đưa tin rằng, Anh sẽ cung cấp tên lửa đối không tầm trung AMRAAM (Advanced Medium-range Air-to-Air Missile) do Tập đoàn Raytheon sản xuất, dùng trong hệ thống NASAMS - hệ thống phòng không tầm trung đầu tiên của phương Tây được Mỹ chuyển cho Ukraine.

Theo giới chuyên gia quân sự phương Tây, tên lửa dẫn đường không đối không AIM-120 AMRAAM có tầm bắn hơn 100 km. Nhưng khi tên lửa này được đặt trên hệ thống tên lửa phòng không NASAMS nâng cấp, tầm bắn của nó giảm đi chỉ còn một nửa, còn phiên bản cơ bản là 25km.

Ngoài NASAMS, NATO hiện đang cân nhắc xem xét cung cấp cho Ukraine hệ thống tên lửa không đối đất (SAM) tối tân IRIS-T SLS. Nhà sản xuất di‌ehl Defense tuyên bố, tên lửa dẫn đường IRIS-T SLS có thể bắn trúng mục tiêu cách xa hơn 40km, ở độ cao hơn 12 km.

Hệ thống IRIS-T SLS sử dụng tên lửa đất đối không được phát triển dựa trên tên lửa không đối không IRIS-T. IRIS-T là một chương trình do Đức lãnh đạo nhằm phát triển tên lửa không đối không tầm ngắn đến tầm trung để thay thế cho AIM-9 Sidewinder của Mỹ.

Nếu được sở hữu IRIS-T SLS, Ukraine sẽ có một trong những hệ thống phòng không có khả năng tốt nhất về phạm vi và độ cao. Nó được các chuyên gia phương Tây đánh giá là có tính năng tương đương với tổ hợp SA-11 Buk-M2 của Nga, hỗ trợ đắc lực cho Ukraine trong cuộc xung đột với Nga.

Theo giới chuyên gia quân sự phương Tây, các tổ hợp phòng không NASAMS và IRIS-T được coi là sự bổ sung đáng kể trong bối cảnh Ukraine đã mất ít nhất 25 bệ phóng tên lửa S-300 và nhiều tổ hợp phòng không tầm trung Buk-M1, khiến khả năng phòng không suy yếu nghiêm trọng.

Những hệ thống phòng không tiên tiến này sẽ bổ sung những khả năng rất cần thiết vào kho vũ khí phòng không cũ kỹ từ thời Liên Xô mà Ukraine đã sử dụng để ngăn chặn Nga đạt được quyền kiểm soát trên không hoặc làm giảm bớt ưu thế của Nga trong hỗ trợ cho lực lượng bộ binh.

Sự xuất hiện của NASAMS và IRIS-T cũng có thể giúp Kiev đối phó tốt hơn với đòn tập kích bằng tên lửa hành trình tầm xa, nhất là khi các loại pháo phòng không, tên lửa phòng không tầm thấp và các máy bay tiêm kích Ukraine gặp nhiều khó khăn trong nỗ lực đánh chặn tên lửa hành trình Nga.

Tuy nhiên, giới chuyên gia quân sự Nga cho rằng, những hệ thống phòng không phương Tây chưa được kiểm nghiệm tính năng qua thực chiến và còn thua xa những hệ thống phòng không của Nga.

Theo chuyên gia quân sự Nga Alexei Leonkov, mục đích chính của việc cung cấp cho chính quyền Kiev các hệ thống phòng không phương Tây như: NASAMS, IRIS-T SLM và tên lửa AIM-120 AMRAAM không phải là để bảo vệ Ukraine chống Nga mà nhằm mục đích sâu xa hơn.

Theo ông, phương Tây đang sử dụng Ukraine như một chiến trường thử nghiệm tiến hành các cuộc thử nghiệm khả năng chống máy bay Nga, nhằm tạo ra một hệ thống phòng không thống nhất cho các nước thành viên khối này, đặc biệt là những quốc gia lân cận Nga.

Rõ ràng các nước NATO đang thực hiện chương trình tạo ra một hệ thống phòng không bao trùm toàn bộ lãnh thổ châu Âu và các tổ hợp đó sẽ là những yếu tố then chốt cùng với các hệ thống phòng không Patriot của Mỹ.

Vị chuyên gia Nga nhận định, hiện không có dữ liệu cho thấy tính hiệu quả của các hệ thống và tên lửa này khi đánh chặn các mục tiêu trên không, bởi vì chúng chưa hề tham gia vào bất cứ cuộc chiến nào. Do đó, chúng cần được thử nghiệm trên thực địa và Ukraine là nơi lí tưởng nhất.

Chuyên gia Alexei Leonkov nhắc rằng, các tổ hợp NASAMS do Mỹ và Na Uy hợp tác phát triển và tổ hợp IRIS-T SLM do tập đoàn châu Âu phát triển đều chưa là các hệ thống phòng không tầm trung, tương tự như tổ hợp Buk của Nga, chứ chưa thể sánh bằng các hệ thống S-300, S-400, S-500 Nga.

Theo ông, hiện có những bằng chứng cho thấy rằng, các tổ hợp như vậy từ trạng thái bình thường chuyển sang sẵn sàng bắn trong khoảng 10 phút. Đây là thời gian chuẩn bị khá dài so với các hệ thống phòng không Nga.

Ngoài ra, theo thông tin đưa ra hồi đầu tháng 7, trong thời điểm hiện tại, Lầu Năm Góc sẽ chỉ cung cấp cho Ukraine 2 hệ thống NASAMS, bởi Mỹ và các đồng minh cũng không được trang bị nhiều hệ thống tên lửa này. Còn IRIS-T cũng phải mất thời gian dài để sản xuất bởi nó không có sẵn.

Nếu chỉ được trang bị số lượng ít ỏi, hiệu quả của NASAMS và IRIS-T cũng sẽ rất hạn chế bởi phạm vi tấn công của tên lửa hành trình và UAV Nga là rất rộng. Hơn nữa, việc có ít bệ phóng cũng khiến chúng rất dễ bị lộ, để Nga có thể tập trung hỏa lực đánh thẳng vào các hệ thống này.

Theo giới chuyên gia Nga, với tính năng không cao và những hạn chế về số lượng, sự hiện diện của các hệ thống phòng không ít ỏi mà phương Tây cung cấp cho Kiev sẽ không thể xoay chuyển được cục diện cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 15315
  1. Tổng chỉ huy chiến dịch của Nga tại Ukraine đánh giá tình hình chiến trường căng thẳng
  2. Chiến sự ngày 236: Nga xác nhận tấn công các mục tiêu năng lượng khắp Ukraine
  3. Pháo binh Nga ‘bao phủ’ các nhóm quân đội Ukraine ở Zaporozhye
  4. Nga tuyên bố Đức “vượt lằn ranh đỏ” trong xung đột ở Ukraine
  5. Quân đội Ukraine đang thiếu đạn cho xe tăng T-62 chiến lợi phẩm
  6. Ukraine muốn EU áp trừng phạt Iran, Nga trao đổi tù binh với Kiev
  7. Xem UAV phá hủy xe chở tên lửa “càu nhàu” ở Ukraine
  8. Ukraine tuyên bố bắn rơi 85% máy bay không người lái của Nga
  9. Ukraine: Chính quyền Thủ đô Kiev thông báo xảy ra một số vụ nổ
  10. Nga điều 11 máy bay ném bom đến sân bay chiến lược, “dằn mặt” Ukraine và NATO?
  11. Kiev lại rung chuyển, lần này là do máy bay không người lái
  12. Trớ trêu Nga càng tấn công càng lấp đầy kho vũ khí Ukraine?
  13. Nổ ở Kiev, Ukraine tố Nga tấn công bằng UAV
  14. Những bước ngoặt mới nguy hiểm
  15. Nga-Ukraine “giao tranh khốc liệt” gần thành phố chiến lược Bakhmut
  16. NATO tập trận răn đe hạt nhân giữa lúc xung đột Nga-Ukraine leo thang
  17. Điện Kremlin: NATO “trên thực tế đã can dự xung đột Ukraine”
  18. Nga nói đẩy lùi bước tiến của Ukraine ở một số khu vực
  19. Giao tranh quyết liệt ở Ukraine, Nga lên tiếng về “sự can dự” của NATO
  20. Nga tuyên bố phá hủy hàng loạt mục tiêu quân sự ở Ukraine
  21. Điện Kremlin: Nga sẽ tiếp tục hoạt động ở Ukraine bất chấp sự tham gia của NATO vào xung đột
Video và Bài nổi bật