Xem UAV phá hủy xe chở tên lửa “càu nhàu” ở Ukraine

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Truyền thông Nga cho biết, vụ máy bay không người lái (UAV) tấn công xe chở tên lửa phòng không S-300 trên xảy ra tại tỉnh Zaporizhzhia thuộc đông nam Ukraine.
Xem UAV phá hủy xe chở tên lửa “càu nhàu” ở Ukraine
Một số xe phóng tên lửa S-300 của Ukraine. Ảnh: Mil.in.ua

Theo trang quân sự Voenhronika.ru, một chiếc UAV Lancet của Nga đang làm nhiệm vụ tìm kiếm mục tiêu ở tầm thấp trong một khu vực tại tỉnh Zaporizhzhia thuộc Ukraine, thì bất ngờ phát hiện xe chở tên lửa S-300 đối phương hoạt động gần đó. Lập tức, chiếc UAV trên lao với tốc độ cao vào mục tiêu đối phương.

Xem Video: UAV phá hủy xe chở tên lửa ’càu nhàu’ ở Ukraine

Khoảnh khắc chiếc UAV Lancet lao vào xe chở tên lửa S-300 (khoanh đỏ). Ảnh: Voenhronika.ru

Một số chuyên gia quân sự nhận định rằng, việc chiếc UAV cảm tử của Nga có thể tiếp cận và tấn công xe chở tên lửa S-300 Ukraine mà không hề bị phát hiện là do xe radar phòng không của hệ thống này không có mặt ở đó.

S-300, hay còn có tên khác là SA-10 Grumble ‘càu nhàu’ (tên định danh được Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương – NATO đặt cho), là hệ thống tên lửa phòng không tầm xa được quân đội Liên Xô đưa vào biên chế từ năm 1979. Tính tới nay, hệ thống tên lửa S-300 đang nằm trong biên chế của khoảng 20 quốc gia như Nga, Ukraine, Belarus, Armenia, Trung Quốc, Ấn Độ, Venezuela…

Theo dữ liệu được một số trang quân sự đăng tải, quân đội Ukraine, ở thời điểm trước khi cuộc xung đột với Nga nổ ra, sở hữu khoảng 10 hệ thống S-300PT và S-300PS, một số hệ thống S-300V cùng khoảng 40 xe chở đạn kiêm bệ phóng.

Thành phần một hệ thống tên lửa S-300PT gồm radar giám sát mạng pha 36D, radar thám sát tầm thấp 76N6, hệ thống kiểm soát bắn 30N6, và phương tiện phóng 5P85-1, thực chất là xe tải MAZ-7910 8x8 mang được 4 quả đạn. S-300PT sử dụng tên lửa 5V55K/KD, dài 7m, đường kính 450mm, tầm bắn tối đa 47km. Một trong những hạn chế của phiên bản S-300PT là phải mất hơn một giờ để chuẩn bị cho hệ thống sẵn sàng khai hỏa.

Phiên bản S-300PS (ra đời năm 1985) về cơ bản giống S-300PT. Điểm khác biệt là S-300PS sử dụng tên lửa 5V55R với tầm chiến đấu tối đa lên tới 93km; hệ thống điều khiển hỏa lực 30N6E2 (radar bán chủ động/SARH) có thể dẫn 12 tên lửa cùng lúc nhằm vào 6 mục tiêu riêng rẽ. Thời gian chuẩn bị chiến đấu giảm xuống còn 30 phút.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 15315
  1. Tổng chỉ huy chiến dịch của Nga tại Ukraine đánh giá tình hình chiến trường căng thẳng
  2. Chiến sự ngày 236: Nga xác nhận tấn công các mục tiêu năng lượng khắp Ukraine
  3. Pháo binh Nga ‘bao phủ’ các nhóm quân đội Ukraine ở Zaporozhye
  4. Nga tuyên bố Đức “vượt lằn ranh đỏ” trong xung đột ở Ukraine
  5. Quân đội Ukraine đang thiếu đạn cho xe tăng T-62 chiến lợi phẩm
  6. Lưới lửa NATO ở Ukraine có làm khó được quân đội Nga?
  7. Ukraine muốn EU áp trừng phạt Iran, Nga trao đổi tù binh với Kiev
  8. Ukraine tuyên bố bắn rơi 85% máy bay không người lái của Nga
  9. Ukraine: Chính quyền Thủ đô Kiev thông báo xảy ra một số vụ nổ
  10. Nga điều 11 máy bay ném bom đến sân bay chiến lược, “dằn mặt” Ukraine và NATO?
  11. Kiev lại rung chuyển, lần này là do máy bay không người lái
  12. Trớ trêu Nga càng tấn công càng lấp đầy kho vũ khí Ukraine?
  13. Nổ ở Kiev, Ukraine tố Nga tấn công bằng UAV
  14. Những bước ngoặt mới nguy hiểm
  15. Nga-Ukraine “giao tranh khốc liệt” gần thành phố chiến lược Bakhmut
  16. NATO tập trận răn đe hạt nhân giữa lúc xung đột Nga-Ukraine leo thang
  17. Điện Kremlin: NATO “trên thực tế đã can dự xung đột Ukraine”
  18. Nga nói đẩy lùi bước tiến của Ukraine ở một số khu vực
  19. Giao tranh quyết liệt ở Ukraine, Nga lên tiếng về “sự can dự” của NATO
  20. Nga tuyên bố phá hủy hàng loạt mục tiêu quân sự ở Ukraine
  21. Điện Kremlin: Nga sẽ tiếp tục hoạt động ở Ukraine bất chấp sự tham gia của NATO vào xung đột
Video và Bài nổi bật