Ngôi đền cổ ở Hà Nội phải “chống nạng”, phủ bạt chờ ngày trùng tu

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sau hơn 160 năm tồn tại, đền Cố Lê ở quận Tây Hồ, Hà Nội xuống cấp nghiêm trọng, phải ’chống nạng’, phủ bạt chờ đợi ngày trùng tu.
Ngôi đền cổ ở Hà Nội phải “chống nạng”, phủ bạt chờ ngày trùng tu
Ảnh minh họa

Nằm sâu trong ngõ 124, đường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, là ngôi đền Cố Lê có niên đại 162 năm đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp thành phố. Đây là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân địa phương từ lâu nay.

Ngôi đền có diện tích hơn 200 m2, được xây theo lối kiến trúc chữ nhị với cấu tạo nhà trên ở phía trước nối liền với nhà dưới ngay phía sau, hai cây đòn dông của nhà trên và nhà dưới nằm song song tạo thành chữ nhị. Mái đền được thiết kế theo kiểu mái chồng diêm, lợp ngói ta. Đây là công trình được vua Tự Đức cho xây dựng vào năm Đinh Tị (1857) và hoàn thành năm Canh Thân (1860).

Sau 162 năm tồn tại, đến nay ngôi đền đã xuống cấp trầm trọng, người dân phải dùng những thanh sắt chống kim loại để đảm bảo an toàn.

Các cột gỗ bị mối mọt, không còn khả năng chống đỡ trọng lượng phía trên của ngôi đền.

Bàn thờ được người dân phủ bạt để bảo quản.

Phần mái đã bị chắp vá vài nơi, những chỗ còn lành thì rêu phong và cỏ cây mọc um tùm.

Đứng ở bên trong đền, người dân có thể dễ dàng nhận ra phần mái ngói đã hư hỏng nặng.

Ông Nguyễn Khắc Liệp (73 tuổi, Tổ trưởng tổ dân phố và cũng là người trông coi di tích lịch sử đền Cố Lê) cho biết: “Năm 2019, đền Cố Lê được trao bằng di tích lịch sử cấp thành phố. Trước hiện trạng xuống cấp trầm trọng của đền, chính quyền địa phương xem xét, khảo sát và lên phương án để đại tu”.

“Hiện đã có văn bản và phương thức để trùng tu lại ngôi đền. Cuối năm 2022, ngôi đền sẽ được trùng tu với kinh phí 15 tỷ đồng cho nhiều hạng mục”, ông Liệp cho hay.

Bản dự án thiết kế đền Cố Lê đã được phê duyệt và nguồn vốn do quận Tây Hồ đầu tư cũng đã được chuẩn bị để xây dựng lại toàn bộ ngôi đền. Dự kiến, cuối năm 2022, UBND quận sẽ khởi công xây dựng với mức vốn đầu tư 15 tỷ đồng. Thời gian hoàn thành dự kiến 1,5 năm.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật