Thấy dưới đất có ánh sáng lấp lánh, thanh niên bới tung lên thì đào trúng kho báu hiếm

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Dưới lớp bùn đỏ, “vật lạ thể“ lộ ra ánh sáng lấp lánh đẹp mắt.
Thấy dưới đất có ánh sáng lấp lánh, thanh niên bới tung lên thì đào trúng kho báu hiếm
Ảnh minh họa

Phía sau ngôi nhà của James Slack, người Mỹ là một núi đất đỏ. Hàng ngày người thanh niên này vẫn đi dạo quanh nơi này sau bữa ăn. Hôm nay, như thường lệ, khi James Slack đang đi thì bất ngờ thấy dưới lớp bùn đỏ lóe lên ánh sáng. James Slack cảm thấy rất kỳ lạ, thường ngày anh ta hay đi qua đây nhưng chưa bao giờ nhìn thấy ánh sáng này. James Slack chợt nghĩ ra, đêm qua trời mưa to nên rất có thể "thứ gì đó" bên dưới lớp đất đỏ đã lộ ra.

Sau 1 hồi bới móc, cuối cùng James Slack đã lôi được "vật thể lạ" đó ra ngoài. Hóa ra đó là một hòn đá với bề mặt sần sùi. Dù hòn đá vẫn bám đầy bùn đỏ nhưng anh ta vẫn có thể quan sát được nó có màu đen óng ánh rất đẹp mắt. Vì thế, James Slack vội mang viên đá về nhà để làm sạch.

Khi đi dạo, người thanh niên chợt thấy có ánh sáng le lói dưới lớp bùn đất đỏ. (Ảnh: Baidu)

Sau khi lớp bùn đất đã được rửa sạch, hòn đá mới hiện nguyên hình là một khối pha lê màu đen. Khối pha lê này là tập hợp của một cụm tinh thể không đồng đều. Khi xoay nó dưới ánh đèn thì khối tinh thể còn phát ra ánh sáng lấp lánh. James Slack rất vui vì cho rằng mình đã nhặt được món đồ quý giá.

Anh ta quyết định đem hòn đá này tới nhờ 1 chuyên gia trong thành phố kiểm định. Vị chuyên gia này cho biết khối tinh thể này của James Slack thực chất là đá Obsidian, là 1 loại đá quý. Loại đá này còn được gọi là đá Silica hoặc đá thủy tinh núi lửa. Nó được hình thành trong quá trình phun trào của núi lửa. Cấu trúc của đá Silica bao gồm hơn 70% là Silicon Dioxide.

Sau khi rửa sạch, hòn đá mới lộ diện với vẻ ngoài đẹp mắt. (Ảnh: Baidu)

Vì đá Obsidian được hình thành do núi lửa phun trào, trải qua một số biến đổi địa chất mà nên. Vì vậy, nó được tìm thấy nhiều nhất ở những nơi có hoạt động núi lửa phun trào dung nham như: Argentina, Armenia, Guatemala, Iceland, Ý, Nhật Bản, Kenya, México, Canada, Chile, Hy Lạp, El Salvador, New Zealand, Peru, Scotland và Mỹ.

Đá Obsidian thường có màu đen, xám đen, một số loại có màu xanh lá, nâu, tím và lam. Người cổ đại đã dùng đá Obsidian trong thời kỳ đồ đá. Nó được dùng để làm các công cụ sắc bén hoặc làm đầu mũi tên. Nó còn được mài bóng để làm gương.

Các nhà khảo cổ đã tìm thấy lưỡi dao có niên đại từ thế kỷ thứ 5 được làm từ đá Obsidian ở Trung Đông – Ubaid là Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Ngoài ra thì người Ai Cập cũng đã sử dụng loại đá này để làm các dụng cụ có lưỡi.

Theo chuyên gia, khối tinh thể này là đá Obsidian quý hiếm. (Ảnh: Baidu)

Đá Obsidian nhìn giống như khoáng vật nhưng lại không phải vì nhìn nó có kết cấu giống như thủy tinh và không kết tinh. Nó có thành phần phức tạp nên không thể tạo nên một khoáng vật riêng biệt nào đó. Loại đá này không bền trên bề mặt Trái đất, theo thời gian chúng sẽ bị phân hủy thành các tinh thể khoáng mịn. Loại đá này có hàm lượng nước thấp khi chưa bị phong hóa.

Đá Obsidian có độ hiếm và giá thành cao nên các sản phẩm được chế tác từ đá này có giá thành khá đắt. Nhiều cửa hàng cố tình hoặc không có sự hiểu biết về dòng đá này nên thường sử dụng các sản phẩm làm từ thủy tinh để bán cho người mua. Vì thế, người mua cần hết sức cẩn thận để tránh bị tiền mất tật mang.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật