Đi Đại Nam mới biết có 2 tấm biển quy định cực kỳ “vô lý” nhưng ai cũng tuân theo, ngẫm kỹ mới hiểu dụng ý của ông Dũng “lò vôi”

Lovelife Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ban đầu mới đọc biển quy định thì du khách nào cũng thấy lag nhẹ.
Đi Đại Nam mới biết có 2 tấm biển quy định cực kỳ “vô lý” nhưng ai cũng tuân theo, ngẫm kỹ mới hiểu dụng ý của ông Dũng “lò vôi”
Ảnh minh họa

29/10 - sau nửa năm “cửa đóng then cài” thì cuối cùng KDL Đại Nam cũng đã đón khách tham quan. Trong ngày đầu tiên mở cửa, nhìn chung lượng khách không quá đông. Tuy vậy phải thực sự ấn tượng với độ hoành tráng của KDL 6000 tỷ. Nửa năm trôi qua vẫn sáng trưng, được chăm sóc, dọn dẹp tươm tất.

Nếu chưa đi Đại Nam trước đây, có lẽ ngoài choáng ngợp trước không gian rộng lớn thì đôi khi du khách còn có thể thấy bối rối trước một vài quy định. Ví dụ ngay khi bước vào KDL, tới Kim Điện tham quan, bạn sẽ thấy 2 tấm biển báo nêu nội quy được đặt ngoài cửa điện, cả 2 đều gây “lú lẫn” như sau:

Đầu tiên là tấm biển quý khách mang vớ (tất) trước khi vào điện. Với những ai đi giày vậy sẽ phải cởi giày ra đi vớ, còn những ai đi dép không có vớ thì sao ta?

Phải đi vớ mới được vào Kim Điện

Thực chất, nếu quan sát kỹ thì trước khi lên Kim Điện sẽ có một khu vực hành lang để sẵn chỗ lấy “vớ” để khách bọc toàn bộ giày dép trước khi vào điện. Chiếc “vớ” này giống một chiếc bao hơn, có kích thước lớn. Như vậy, khách không cần cởi giày dép mà chỉ cần bọc toàn bộ lại rồi tiến vào điện thôi.

Bọc như này vừa tiện hơn, vừa đảm bảo sạch sẽ

Thứ hai, ngay sau tấm biển mang vớ, bạn sẽ thấy một biển chắn trước đường vào Kim Điện yêu cầu khách không được chụp ảnh, nhưng… quay phim thì được.

Nhiều du khách khó hiểu trước yêu cầu tưởng chừng “vô lý” này

Tuy vậy theo nhận định của giới các nhà khoa học, người làm bảo tồn các công trình kiến trúc, ánh đèn flash từ điện thoại khi chụp ảnh (UV) sẽ gây hại đến màu sắc của công trình, có thể nhận thấy bằng mắt thường sau một khoảng thời gian. Đề xuất cấm đèn flash trong những nơi thờ phụng, trưng bày được thực nghiệm do Bảo tàng Quốc gia London (Anh) từ năm 1995 và đã được áp dụng rộng rãi tại nhiều nơi trên thế giới tính đến nay.

Một số hình ảnh bên trong Kim Điện (Ảnh chụp từ video). Nếu quay phim thì ít xảy ra tình trạng flash hơn

Tóm lại, chỉ từ 2 tấm biển trong khu vực đầu tiên của toàn thể KDL Đại Nam cũng đủ thấy dụng tâm của ông Dũng “lò vôi”, bà Phương Hằng cũng như đội ngũ vận hành để bảo quản KDL nghìn tỷ này từ những chi tiết nhỏ nhất. 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật