Khủng hoảng năng lượng: Mỹ ngãng châu Âu, bán LNG cho TQ

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ít nhất năm công ty Trung Quốc đang thảo luận với các nhà xuất khẩu của Mỹ và có thể dẫn đến những thỏa thuận trị giá hàng chục tỷ USD.
Khủng hoảng năng lượng: Mỹ ngãng châu Âu, bán LNG cho TQ
Trung Quốc gia tăng nhập khẩu LNG từ Mỹ. Ảnh: Reuters

Các công ty năng lượng lớn của Trung Quốc đang đàm phán với các nhà xuất khẩu Hoa Kỳ để đảm bảo nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) dài hạn, do giá khí đốt tăng cao và tình trạng thiếu điện trong nước làm gia tăng lo ngại về an ninh nhiên liệu của đất nước, Reuters cho biết.

Cụ thể, ít nhất 5 công ty Trung Quốc, bao gồm cả công ty quốc doanh Sinopec và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNOOC), cùng các nhà phân phối năng lượng do chính quyền địa phương hậu thuẫn như Zhejiang Energy, hiện đang thảo luận với các nhà xuất khẩu của Mỹ, là Cheniere Energy và Venture Global, về việc nhập khẩu LNG.

Các cuộc thảo luận có thể dẫn đến những thỏa thuận trị giá hàng chục tỷ USD, đánh dấu sự gia tăng nhập khẩu LNG của Trung Quốc từ Mỹ. Trước đó vào giai đoạn đỉnh điểm của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc hồi năm 2019, hoạt động mua bán khí đốt giữa hai nước đã đi vào bế tắc trong một thời gian ngắn.

Reuters cho biết, các cuộc đàm phán với các nhà cung cấp Hoa Kỳ đã bắt đầu vào đầu năm nay nhưng đã tăng tốc trong những tháng gần đây trong bối cảnh một trong những cuộc khủng hoảng nhiên liệu sưởi ấm. Giá khí đốt tự nhiên ở châu Á đã tăng hơn 5 lần trong năm nay, làm dấy lên lo ngại về tình trạng thiếu điện vào mùa đông.

Không chỉ riêng các công ty Trung Quốc mà các thị trường nhập khẩu khí đốt khác đang hối tiếc vì đã không ký hợp đồng cung cấp khí dài hạn và hiện đang lao đao vì những biến động lớn của thị trường gần đây.

Các giao dịch Trung - Mỹ mới sẽ củng cố vị trí của Trung Quốc là nhà mua LNG hàng đầu thế giới, so với Nhật Bản.

Phía khách hàng Trung Quốc đang tìm kiếm cả các lô hàng ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu trong mùa đông này, cũng như xác định những hợp đồng nhập khẩu dài hạn khi nhu cầu về khí đốt dự kiến tăng trưởng ổn định đến năm 2035. LNG vốn được Bắc Kinh coi là nhiên liệu cầu nối quan trọng trước khi nước này đạt được mục tiêu trung hòa về khí carbon vào năm 2060.

Được biết, tổng khối lượng của các thỏa thuận đang được thảo luận, nhưng chỉ riêng Sinopec có thể đạt 4 triệu tấn mỗi năm do họ tiếp xúc nhiều với thị trường giao ngay hơn so với các đối thủ trong nước là PetroChina và CNOOC.

Các thương nhân cho biết, Sinopec đang trong những cuộc đàm phán cuối cùng với 3-4 công ty để mua 1 triệu tấn LNG mỗi năm trong vòng một thập niên bắt đầu từ năm 2023. Sinopec cũng đang tìm kiếm nguồn cung từ Mỹ như một phần để đám ứng yêu cầu.

"Chúng tôi hy vọng sẽ có thêm nhiều thỏa thuận được ký kết trước cuối năm nay. Chủ yếu được thúc đẩy bởi cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu và giá cả hiện nay... Nguồn cung Mỹ khá hấp dẫn", một nguồn tin của Bắc Kinh nói về cuộc đàm phán với Reuters.

Khí đốt của Mỹ trước đây đắt hơn so với nguồn cung cấp từ Qatar và Australia, nhưng hiện nay đã rẻ hơn.

Các nguồn tin cho biết, rất khó để ước tính tổng khối lượng của các thỏa thuận đang được thảo luận, nhưng chỉ riêng Sinopec có thể đạt 4 triệu tấn mỗi năm do công ty tiếp xúc nhiều nhất với thị trường giao ngay so với các đối thủ trong nước là PetroChina và CNOOC, một nguồn tin của Reuters tiết lộ.

Việc chuyển hướng một phần nguồn khí đốt của Mỹ sang Nam Mỹ và cả thị trường châu Á, góp phần vào sự sụt giảm nguồn cung năng lượng cho châu Âu những tháng vừa qua.

Tuy nhiên, bất chấp các thực tế này, người Mỹ luôn chỉ trích Nga đã khiến thị trường khí đốt châu Âu gặp khủng hoảng.

Hồi cuối tháng 9, Cố vấn cao cấp về An ninh Năng lượng của Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Amos Hochstein cáo buộc Nga đang tìm cách lợi dụng khó khăn, khủng hoảng năng lượng ở châu Âu để đẩy nhanh việc đưa vào vận hành, khai thác thương mại tuyến đường ống Nord Stream-2 chạy từ Nga sang Đức bằng đường ống đặt ngầm dưới biển Baltic và lưu ý Mỹ vẫn phản đối việc đưa vào khai thác dự án này.

Trong một tuyên bố mới đây, Hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa Michael McCaul, thành viên cấp cao nhất của đảng Cộng hòa tại Ủy ban Đối ngoại Hạ viện cho rằng, Nga đang hạn chế nguồn cung khí đốt sang châu Âu nhằm đẩy nhanh việc cấp giấy phép hoạt động cho tuyến đường ống Nord Stream-2.

Theo ông, Nga đã ngừng cung cấp khí đốt cho châu Âu đã dẫn tới việc giá khí đốt tăng mạnh và châu Âu bị giảm lượng khí đốt để dự trữ cho mùa đông.

Vị này khẳng định rằng, Nga đã “thao túng thị trường khí đốt trong khu vực” và “kích động cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng” ở châu Âu.

Về phía Nga, trong một cuộc trả lời phỏng vấn với kênh truyền thông CNBC tại Tuần lễ Năng lượng Nga thường niên gần đây, Tổng thống Putin cho rằng trong khi các nước châu Âu chịu một phần trách nhiệm về tình trạng thiếu khí đốt thì việc Mỹ giảm nguồn cung cũng là "nguyên nhân gây nên cuộc khủng hoảng này".

"Như đã thấy, vấn đề không nằm ở chúng tôi. Vấn đề nằm ở phía châu Âu bởi chúng ta đều biết, do thời tiết mà các trang trại gió không hoạt động trong suốt mùa hè.

Hơn nữa, châu Âu không bơm đủ khí đốt vào các cơ sở lưu trữ dưới lòng đất và nguồn cung cho châu Âu từ các khu vực khác trên thế giới đã giảm", Tổng thống Putin nhận định.

Nhà lãnh đạo Nga cũng cho rằng: "Vì thế, chúng tôi đã tăng nguồn cung nhưng các nước khác, trong đó có Mỹ, giảm nguồn cung và đây là nguyên nhân của khủng hoảng".

Theo Tổng thống Putin, trong khi Nga có những phương tiện để cung cấp thêm nguồn cung khí đốt cho châu Âu thì cần phải có những lời đề nghị cho việc này.

Tổng thống Putin bác bỏ nhận định rằng Nga đang sử dụng năng lượng làm “vũ khí” nhằm chống lại châu Âu, đồng thời tuyên bố Moscow chuẩn bị hỗ trợ khu vực này giải quyết các vấn đề năng lượng.

"Chúng tôi không sử dụng bất kỳ vũ khí nào. Thậm chí, trong những giai đoạn phức tạp nhất của chiến tranh Lạnh, Nga vẫn tuân thủ các nghĩa vụ hợp đồng và cung cấp khí đốt cho châu Âu", ông Putin nói.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật