Dịch tả lợn Châu Phi bùng phát ở Hà Giang

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Từ đầu tháng 10 đến nay, dịch tả lợn Châu Phi đã bùng phát và đang tiếp tục diễn biến phức tạp tại tỉnh Hà Giang.
Dịch tả lợn Châu Phi bùng phát ở Hà Giang
Lực lượng thú y tỉnh Hà Giang tiến hành tiêu hủy lợn bị chết do DTLCP. Ảnh: Minh Đức.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hà Giang, tính đến đầu tháng 10/2021, toàn tỉnh đã có 7.669 con lợn/969 hộ/209 thôn/57 xã/11 huyện chết và tiêu hủy bắt buộc; tổng trọng lượng tiêu hủy là 348.890 kg.

Các địa phương có số lượng lợn chết và tiêu hủy lớn nhất là huyện Yên Minh với 710 con lợn chết và tiêu hủy bắt buộc; huyện Bắc Quang với hơn 1.300 con lợn chết buộc phải tiêu hủy; huyện Quang Bình hơn 1.400 con lợn chết buộc phải tiêu hủy...

Ngày 1/10/2021, dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) đã tái phát trở lại tại gia đình anh Thào Mí Lềnh, thôn Há Dấu Cò, xã Cán Phìn, huyện Mèo Vạc. Nhằm khống chế dịch bệnh, UBND huyện Mèo Vạc đề nghị người dân, các hộ kinh doanh tại 18 xã, thị trấn không vận chuyển, giết mổ, mua bán thịt lợn và các sản phẩm làm từ thịt lợn từ địa phương này sang địa phương khác và từ nơi khác vào địa bàn huyện.

UBND huyện Mèo Vạc cũng yêu cầu tuyên truyền, vận động người dân khi phát hiện đàn lợn của gia đình mình có các biểu hiện như sốt cao, chảy máu mũi, nôn, chán ăn… cần báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc thú y thôn bản, trưởng thôn để có biện pháp chữa trị, phòng, chống.

Ông Trịnh Văn Bình, Chi cục trường Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Giang cho biết, trước diễn biến phức tạp của DTLCP, Sở NN-PTNT đã tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản, chỉ thị chỉ đạo về việc triển khai thực hiện quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch bệnh động vật.

Sở cũng đã thành lập 4 đoàn công tác kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh tại các huyện, thành phố; phân công 11 cán bộ kỹ thuật hỗ trợ các huyện, thành phố chống dịch; cung ứng 27.250 lít hó‌a chấ‌t cho các huyện, thành phố để triển khai tổng vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại, môi trường chăn nuôi...

Phun thuốc tiêu độc khử trùng khu chuồng chăn nuôi được lực lượng chức năng tỉnh Hà Giang triển khai nhằm khống chế DTLCP. Ảnh: Minh Đức.

Đến nay, đã có 10/11 huyện, thành phố ban hành kế hoạch triển khai đợt cao điểm tổng vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường; 4/11 huyện, thành phố đã ban hành chỉ thị, văn bản triển khai các biện pháp khống chế, ngăn chặn DTLCP.

Huyện Yên Minh ban hành Quyết định thành lập đoàn công tác và kế hoạch kiểm tra tại cơ sở. Huyện Hoàng Su Phì kiện toàn tổ kiểm tra liên ngành thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển buôn bán gia súc ra vào địa bàn huyện...

Hiện nay, trong số các xã, phường, thị trấn của tỉnh Hà   Giang có DTLCP, đã có Thị trấn Đồng Văn công bố hết dịch. Đồng thời có 7 xã đã công bố hết dịch, sau đó lại tái phát lợn mắc bệnh gồm: Phường Ngọc Hà, Quang Trung, Phương Độ của TP Hà Giang; các xã Ngọc Linh, Đạo Đức, Bạch Ngọc, Thuận Hòa (huyện Vị Xuyên).

Như vậy, số lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi và buộc phải tiêu duy vẫn tiếp tục tăng. Do vậy người chăn nuôi không nên chủ quan, lơ là, bởi DTLCP còn diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, ảnh hưởng lớn đến việc tái đàn, phát triển chăn nuôi của người dân và nguồn cung thực phẩm thịt lợn và các sản phẩm từ lợn ở Hà Giang.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật