Giải mã thảm kịch hàng không vũ trụ Liên Xô năm 1971

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Khoang đổ bộ đã tiếp đất an toàn, nhưng nhân viên cứu hộ đã không thể làm gì trước những th‌i th‌ể vẫn còn hơi ấm. Nếu các phi hành gia mặc quần áo bảo hộ thì thảm kịch hàng không vũ trụ này hoàn toàn có thể tránh được.
Giải mã thảm kịch hàng không vũ trụ Liên Xô năm 1971
ảnh minh họa

Vào ngày 30/6/1971, cả thế giới đã bàng khoàng khi ba phi hành gia Liên Xô thiệt mạng trong sự cố Soyuz 11. Đây là một trong những thảm họa hàng không vũ trụ nghiêm trọng nhất trong thập niên 1960-1970, khi cuộc cạnh tranh chinh phục không gian Xô - Mỹ diễn ra quyết liệt.

Câu chuyện bắt đầu vào Ngày 6/6/1971, khi các phi hành gia Georgi Dobrovolsky, Vladislav Volkov và Viktor Patsayev đã được phóng lên vũ trụ trên tàu Soyuz 11. Sau đó, con tàu đã đến trạm Salyut 1 thành công.

Salyut 1 là trạm vũ trụ của Liên Xô, được đưa vào quỹ đạo không gian từ hồi tháng 4. Ba phi hành gia Xô viết kỳ cựu thực hiện nhiệm vụ neo đậu và làm việc tại trong 23 ngày Đây là lần đầu tiên một sứ mệnh như vậy được tiến hành trong lịch sử.

Vào ngày 30/6, họ rời trạm Salyut 1 và bắt đầu quay lại Trái Đất trong sự chờ đón của hàng chục triệu người dân Liên Xô cũng như nhiều quốc gia khác.

Khi các phi hành gia cho tách khoang đổ bộ khỏi tàu Soyuz 11 để trở về, một van điều áp quan trọng đã bị giật mở. Điều này khiến hành trình trở về đất mẹ trở thành một tấn thảm kịch.

Sau khi van áp suất không khí bị mở, cửa sổ nhỏ thông gió nhỏ trên tàu vũ trụ lúc đóng lúc mở và không khí trong cabin tàu vũ trụ nhanh chóng thoát ra ngoài không gian.

Áp suất không khí trong cabin đột ngột giảm từ 900 mm Hg xuống 500 mm Hg trong vòng 20 giây, 1 phút sau áp suất không khí trong cabin tàu vũ trụ xuống tới 170 mm.

Phi hành gia Patsayev nhận ra sự cố và đã cố gắng đóng van bằng tay nhưng không thành công. Chỉ trong nửa phút, cả ba phi hành gia đều qua đời do ngạt thở.

Khoang đổ bộ đã tiếp đất an toàn, nhưng nhân viên cứu hộ đã không thể làm gì trước những th‌i th‌ể vẫn còn hơi ấm. Nếu các phi hành gia mặc quần áo bảo hộ vũ trụ thì thảm kịch này hoàn toàn có thể tránh được.

Từ đó về sau, Liên Xô đã không gửi bất kỳ phi hành đoàn nào tới Salyut 1 nữa, và phải hơn hai năm sau họ mới thực hiện một nhiệm vụ không gian có người lái khác, khi các quy trình an toàn mới đã được hoàn thiện.

 

 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật