Quét radar, sốc vì “tòa thành ma” xuất hiện giữa điểm du lịch nổi tiếng

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Một ’’tòa thành ma’’ thuộc về một nền văn hóa khác đã được ’’lồng’’ trong thành cổ Tikal nổi tiếng của người Maya một cách bí ẩn, gây choáng váng cho giới khảo cổ.
Quét radar, sốc vì “tòa thành ma” xuất hiện giữa điểm du lịch nổi tiếng
’’ Tòa thành ma ’’ được giấu trong một ngọn đồi ở Tikal - Ảnh: T.Garrison/PACUNAM

Sử dụng radar hồng ngoại LIDAR để kiểm tra lại thành cổ Tikal - thủ đô nổi tiếng của đế chế Maya và là điểm du lịch nổi tiếng ở Guatemala ngày nay - các nhà khảo cổ đã tìm thấy một khu phố theo kiến trúc Teotihuacan, một đô thành lớn được xây dựng bởi một nền văn minh khác mà con người hiện đại chưa hiểu tường tận, theo tờ Science Alert.

Dù từng có quãng thời gian cùng tồn tại, nhưng đô thành Tikal và đô thành Teotihuacan nằm cách nhau tới 1.000 km. Người ta từng biết rằng các thương nhân của 2 bên đã đi lại, giao lưu với nhau, nhưng việc phát hiện cả một ’’thị trấn ma’’ của nền văn minh này được giấu kỹ trong thủ đô của nền văn minh kia là điều gây khó hiểu.

Theo Sci-News, ’’tòa thành ma’’ ẩn trong một khu vực trước đây được cho là đồi tự nhiên ở Tikal là bản sao thu nhỏ của khu vực cung điện hoàng gia và một số đền thờ ở Teotihuacan, được bao vây bởi tường thành kiên cố. Các cấu trúc bên trong đã đổ nát, nhưng điều gây khó hiểu nhất là vì sao nó được giấu bên trong ngọn đồi giả.

Đó là một bản sao thu nhỏ của khu cung điện hoàng gia và đền thờ Teotihuacan - Ảnh: T.Garrison/PACUNAM

Tikal và Teotihuacan đều là những đô thị trù phú nhưng vai trò khác nhau trong lịch sử. Tikal là thủ đô của một đế chế lớn nhưng vẫn chỉ là một thành phố đông dân, trong khi Teotihuacan mang đầy đủ đặc tính của một đế chế. 

Và phát hiện mới này cho thấy họ đã có những ảnh hưởng nhất định và các mối quan hệ ngoại giao sâu sắc hơn, quan trọng hơn đối với các nền văn minh quanh đó.

"Có lẽ nó giống như một khu phức hợp dùng làm đại sứ quán, nhưng kết hợp với một số nghiên cứu trước đây, đó phải là thứ gì đó quan trọng hơn, mang ý nghĩa của sự chiếm đóng hoặc giám sát’’ - Giáo sư Stephen Houston từ Đại học Brown cho biết.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Antiquity, là công trình phối hợp giữa Đại học Brown, Đại học Texas ở Austin (Mỹ), Tổ chức Di sản Văn hóa và thiên nhiên Maya, Dự án Khảo cổ học Nam Tikal (Guatemala).

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật