Ông chủ bí ẩn đứng sau “đế chế” Tổng Công ty xây dựng Thanh Hoá

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Vị doanh nhân này còn đang đứng đầu 2 doanh nghiệp khác là Công ty TNHH MTV LT Hà Nội và Công ty TNHH Vận tải Hoàng Long – Thanh Hóa.
Ông chủ bí ẩn đứng sau “đế chế” Tổng Công ty xây dựng Thanh Hoá
Ảnh minh họa

Trong giới đầu tư, kinh doanh ở xứ Thanh, không ai là không biết đến Tổng công ty Xây dựng Thanh Hóa - một đại gia về xây dựng hạ tầng, kinh doanh bất động sản.

Và nhắc đến Tổng công ty Xây dựng Thanh Hóa, không thể không nhớ đến ông Trương Lâm - Chủ tịch HĐQT và sở hữu gần như toàn bộ công ty.

Qua tìm hiểu, ông Trương Lâm sinh năm 1953, hiện đang thường trú tại Hà Nội và là nhân vật khá kín tiếng trong giới đầu tư địa ốc. Tuy nhiên, vị doanh nhân đang ở cuối độ tuổi lục tuần này lại có vai trò lớn trong việc đưa Công ty Xây dựng Thanh Hóa vượt khỏi xứ Thanh, vươn tầm mở rộng thị trường phát triển ra tận Thủ đô.

Được biết, ông Trương Lâm còn đang đứng đầu 2 doanh nghiệp khác là Công ty TNHH MTV LT Hà Nội và Công ty TNHH Vận tải Hoàng Long – Thanh Hóa.

Về Công ty TNHH Vận tải Hoàng Long - Thanh Hóa, doanh nghiệp được thành lập ngày 10/12/2012, có trụ sở chính tại khu công nghiệp và đô thị Hoàng Long, phường Tào Xuyên, TP. Thanh Hóa.

Ông Trương Lâm giữ cương vị giám đốc tại doanh nghiệp này. Trước thời điểm tháng 8/2017, công ty có vốn điều lệ 6 tỷ đồng, trong đó Tổng công ty Xây dựng Thanh Hóa nắm 55% vốn, Công ty Mega Sring Limited (có trụ sở tại quần đảo Virgin, Hồng Kông) nắm 45%. Tuy nhiên sau thời điểm này, công ty tăng vốn lên 23,9 tỷ đồng, tỷ lệ sở hữu của 2 bên giữ nguyên.

Trong giai đoạn 2016 -2019, doanh thu của Công ty ghi nhận sự tăng trưởng, lần lượt ở 74 tỷ đồng, 89 tỷ, chạm mốc 116 tỷ đồng và 141 tỷ đồng. Lãi sau thuế cũng tăng trưởng từ 8,2 tỷ đồng lên 13,3 tỷ đồng trong cùng giai đoạn.

Cùng trong khoảng thời gian này, quy mô tài sản của Công ty Vận tải Hoàng Long – Thanh Hóa biến động liên tục, từ 105 tỷ tăng lên 130 tỷ đồng rồi lại quay đầu sụt giảm còn 120 tỷ, trước khi dừng ở 128 tỷ đồng.

Đáng chú ý, hệ số D/E (nợ phải trả/vốn chủ sở hữu) trong giai đoạn 2016 - 2018 khác cao, lần lượt ở 3,3 lần, 2,7 lần và 1,6 lần. Một năm sau đó, nhờ vốn chủ sở hữu "bồi thêm", nợ phải trả giảm xuống nên hệ số D/E mới "hạ nhiệt".

Về Công ty LT Hà Nội, được thành lập ngày 22/5/2013, trụ sở tại phố Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội với ngành nghề chính đăng ký là dịch vụ lưu trú ngắn ngày.

Đáng nói, trước tháng 10/2017, LT Hà Nội chỉ sở hữu vốn điều lệ 130 tỷ đồng nhưng sau đã tăng lên 250 tỷ, và tiếp đà tăng lên 350 tỷ đồng vào tháng 2/2019. Toàn bộ vốn đều thuộc sở hữu của Tổng công ty Xây dựng Thanh Hóa mà ông Trương Lâm là người được ủy quyền.

Về tình hình kinh doanh, do giai đoạn 2016 – 2019, dự án khách sạn Grand Mercure Hanoi chưa đi vào hoạt động nên công ty không phát sinh doanh thu và lợi nhuận.

Tuy nhiên, tính chung 4 năm, từ 2016 - 2019, tổng tài sản của LT Hà Nội tăng gần gấp 3 lần, từ 208 tỷ lên 593 tỷ đồng. Cùng với đó, trong các năm 2016 - 2018, nợ phải trả giảm mạnh, từ 77,8 tỷ đồng xuống 1,6 tỷ. Đến năm 2019, con số này đột ngột tăng vọt lên 243 tỷ đồng, gấp hơn 150 lần so với năm liền kề trước đó.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật