Bố mất, con gái bị ung thư “nhất quyết không đến đám tang”: Sợ bệnh nặng thêm, ai trách đành chịu

Lovelife Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trần đời có nhà ai như cô em không? Bố mất mà không đến một tí nào luôn, chỉ ở nhà khóc thì không biết là khóc cái gì.
Bố mất, con gái bị ung thư “nhất quyết không đến đám tang”: Sợ bệnh nặng thêm, ai trách đành chịu
Ảnh minh họa

Chẳng là hồi tháng trước, ông nội em qua đời đột ngột vì cơn đột quỵ. Nhà có tang ai cũng đau xót nhưng cô em (là con gái út của ông) lại nhất định không tham gia đám tang bố. Cô bị ung thư tuyến giáp, cô đã xạ trị rồi và giờ đang uống thuốc.

Bình thường lúc ông còn thì lúc nào miệng cũng ‘leo lẻo’ là ‘con thương bố lắm, thương bố nhất’. Vậy mà tới lúc ông mất thì không thấy mặt đâu. Em hỏi mấy đứa nhà cô thì tụi nó bảo là: ‘Mẹ em bảo mẹ em bị ung thư nên không đến, sợ hơi lạnh, bệnh nặng’. Trời ơi trời, trần đời có nhà ai mà thế không cơ chứ?

Trước em cũng có nghe mọi người bảo là người bị ung thư, phụ nữ có thai, người cao tuổi có bệnh, người vừa phẫu thuật xong… mà đi đám tang là dễ bị nhiễm hơi lạnh, sức khỏe xấu, bệnh nặng thêm. Nhưng em không nghĩ cô em lại tới mức này. Ít nhất sợ thì cũng phải tới thắp cho bố nén hương, để con cái ở đấy, tối về xông lửa thì có làm sao đâu, đây không thèm tới luôn.

Mà em thấy cái suy nghĩ này nó vớ vẩn hết sức luôn á mọi người, chả có tí khoa học nào cả. Cả nhà em cũng vì chuyện này mà mỗi người 1 ý, mặt nặng mày nhẹ với nhau suốt cả thời gian đó.

Có thật sự người bị ung thư là không được đến đám tang không?  Trên mạng em cũng thấy nhiều lời đồn thổi tương tự nhưng bản thân cảm thấy vô cùng phi lý. Em đã đọc rất nhiều tài liệu và thấy lời giải thích của bác sĩ rồi đây, mọi người khỏi phải chối cãi nữa nhé.

Có thật là người bị ung thư thì không nên đi đám ma vì sợ bệnh sẽ nặng hơn?

Bài báo đăng trên tờ Sức khỏe đời sống có đoạn viết thế này: Trong dân gian từ lâu đã quan niệm rằng, hơi lạnh tỏa ra từ người mất sẽ nhiễm vào người đi đám và gây bệnh nếu c‌ơ th‌ể không đủ sức chống đỡ. Do đó, người ung thư thường được khuyên là không nên đi vì dễ nhiễm hơi lạnh. Thế nhưng, về mặt khoa học, không hề có căn cứ nào để khẳng định việc đi đám tang lại khiến tế bào ung thư di căn nhanh hơn hay khiến bệnh ung thư tái phát cả.

Có những người bệnh tái phát sau khi đi đám chỉ là do sự trùng hợp chứ chẳng phải là vì vía lạnh ảnh hưởng. Cảm giác mệt mỏi mà bệnh nhân thường có sau khi đi đám về thường do ảnh hưởng về mặt tâm lý.

Chia sẻ của TS. BS Nguyễn Diệu Linh (Phó trưởng khoa Khám bệnh, BV K Trung ương) cho hay: rất nhiều bệnh nhân hỏi chị rằng có phải họ nên kiêng đi đám ma hay không. Thậm chí, có người còn kể rằng có bác bị ung thư đi dự đám hiếu em trai về. Sau đó hơn 40 ngày cũng qua đời. Theo BS. Linh, điều này chưa có cơ sở khoa học, cũng chẳng có nghiên cứu khoa học nào chứng minh mối liên hệ giữa ung thư và đám hiếu.

Các bác sĩ chuyên khoa ung thư nhận định: Không khí u buồn, nặng nề của các đám ma sẽ ảnh hưởng đến tâm lý người bênh. Bởi, khi đám hiếu xảy ra, người đi viếng thường có cảm giác đau thương và chấn động tâm lý. Điều đó xảy ra với tất cả mọi người chứ không phải riêng người bị ung thư. Tuy nhiên, người bị ung thư thường thì sức khỏe yếu hơn nên bệnh nhân dễ bị suy sụp tâm lý hơn. Từ đó khiến tế bào ung thư có điều kiện phát triển.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Nếu chưa đủ thuyết phục thì mọi người nên lắng nghe ý kiến của GS. Nguyễn Bá Đức (Nguyên GĐ bệnh viện K) nhận định: Không có bất cứ mối liên hệ nào giữa việc tới dự đám tang và tái phát ung thư, di căn ung thư cả. Người bệnh hay người bình thường đều cho rằng việc lấy chữ hiếu át lên quan niệm và điều đương nhiên. Về trường hợp tái phát bệnh sau đi tang lễ hay qua đời chỉ là sự trùng hợp. Vì bản chất của ung thư là tái phát và di căn.

Ông Đức cũng cho hay: những người bị ung thư phải đi khám lại suốt đời, tới khi ‘khuất núi’, ‘xuôi tay’. Nếu phát hiện di căn sớm điều trị sớm thì đỡ chứ không thì nó tiến triển rất nhanh. Trong điều trị ung thư, khối u đó đã cắt, vét hạch, xạ trị, diệt được tế bào nhưng không ai dám chắc diệt được hoàn toàn. Bởi biết đâu khi mổ đã có tế bào ra ngoài chỗ khác rồi mà bác sĩ không biết.

Còn việc đi đám hiếu, chúng ta mệt mỏi, đau buồn, thương xót người mất nên ảnh hưởng tới sức khỏe. Nếu bệnh nhân ung thư đi đám mà không vật vã, đau buồn, khóc lóc thảm thiết thì sẽ không sao. Nói chung, nếu tinh thần vững, sức khỏe ổn định thì không cần lo lắng.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật