TP.HCM còn 27 chợ truyền thống hoạt động, chủ yếu là ở ngoại thành

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Lượng hàng hóa về TP.HCM không thiếu nhưng hiện nay việc đưa hàng hóa đến người dân gặp khó khăn
TP.HCM còn 27 chợ truyền thống hoạt động, chủ yếu là ở ngoại thành
Siêu thị Co.opmart Lý Thường Kiệt quận 10 đang tạm dừng hoạt động. ẢNH: TÚ UYÊN

Thông tin từ Sở Công Thương TP.HCM, tính đến hôm nay tổng số lượng chợ còn đang hoạt động trên địa bàn TP.HCM là 27/237 chợ. Số lượng chợ còn đang hoạt động chủ yếu ở vùng ven ngoại thành. 

Bên cạnh đó trên địa bàn thành phố còn 96 siêu thị và 2.763 cửa hàng tiện lợi đang hoạt động. 

Tại cuộc họp báo cung cấp thông tin, tuyên truyền phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố chiều 30-7, ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó giám đốc Sở Công Thương TP.HCM, cho biết khi các chợ truyền thống ngưng hoạt động áp lực mua sắm hàng hóa của người dân dồn lên hệ thống phân phối hiện đại.

Các hệ thống này trước đây hoạt động từ 6 giờ sáng đến 10 giờ tối khi người dân có nhu cầu tăng bán hàng 12 giờ đêm…

Với quy định mới hiện nay, các hệ thống phân phối hoạt động 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, thời gian mua sắm ngắn lại, số lượng điểm bán giảm xuống. Do đó, cần phải có nhiều nỗ lực hơn từ các đơn vị phân phối. 

Theo ông Phương trong tình hình hiện nay, ở các địa bàn nhiều siêu thị, nhiều cửa hàng tiện lợi người dân khi đi mua sắm hàng thiết yếu sẽ thuận lợi hơn, Tuy nhiên, với các địa bàn mà có số lượng các cửa hàng thực phẩm, siêu thị ít, chợ đã ngưng hoạt động thì việc cung ứng càng khó khăn hơn nữa.

"Lượng hàng hóa về TP.HCM không thiếu nhưng hiện nay việc đưa hàng hóa đến người dân gặp khó khăn", ông Phương nói. 

Vì vậy, Sở Công Thương đề xuất địa phương xây dựng phương án nhanh chóng mở lại các điểm bán thực phẩm tươi sống tại các chợ truyền thống đang tạm ngừng hoạt động với điều kiện phương án này phải được xem xét kĩ lưỡng và tính toán đảm bảo việc hoạt động an toàn.

“Với hướng dẫn của Sở cũng như mô hình mẫu triển khai, chúng tôi đánh giá khi vào hoạt động thì mức độ an toàn của mô hình này cao hơn các siêu thị, cửa hàng tiện lợi. Hiện nay chúng tôi làm việc với các quận huyện để đôn đốc triển khai phương án này”, ông Phương thông tin. 

Trong trường hợp chợ truyền thống không tổ chức được điểm bán thì các địa phương tổ chức điểm bán ở các khu vực lân cận. Với việc sử dụng đội ngũ tiểu thương đang tạm dừng hoạt động tại chợ truyền thống đứng ra bán hàng, Sở giới thiệu nguồn hàng để các địa phương cung ứng cho người dân…

Các đề xuất trên đã được UBND TP.HCM chấp thuận và chỉ đạo triển khai.  

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật