Quận đầu tiên ở Hà Nội phát thẻ đi chợ cho người dân

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Phường Nhật Tân, Bưởi (quận Tây Hồ) đã phát phiếu đi chợ luân phiên cho người dân theo ngày chẵn hoặc lẻ và một khung giờ ngày Chủ nhật.
Quận đầu tiên ở Hà Nội phát thẻ đi chợ cho người dân
Thẻ đi chợ được phường Nhật Tân phát đến từng hộ gia đình

Chủ tịch UBND phường Nhật Tân Đặng Hữu Tiến cho biết, từ hôm nay, người dân trên địa bàn phường bắt đầu đi chợ bằng thẻ. Mục đích là giảm thiểu tối đa lượng người đến chợ, tránh tập trung đông người, phòng dịch. Khi triển khai thực tế, nếu có vấn đề chưa hợp lý phường sẽ điều chỉnh.

Mỗi hộ dân được nhận phiếu đi chợ trong 15 ngày giãn cách xã hội, trên phiếu ghi rõ họ tên đại diện hộ gia đình, địa chỉ. Mỗi tuần, mỗi hộ có thể đi chợ 4 lần, luân phiên vào một khung giờ nhất định theo ngày chẵn hoặc lẻ và Chủ nhật. 

Ngoài phát phiếu đi chợ, phường Nhật Tân còn phát thẻ lao động cho các hộ gia đình, mỗi hộ một người, được phép ra vào bãi đào phường Nhật Tân lao động trong thời gian giãn cách xã hội.

Việc triển khai đi chợ bằng thẻ sẽ được triển khai tại tất cả phường thuộc quận Tây Hồ.

Do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã ký ban hành Chỉ thị số 17 thực hiện cách ly xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 6h ngày 24/7 trên phạm vi toàn thành phố.

Ngoài hệ thống siêu thị, các chợ truyền thống tại Hà Nội đều siết chặt quy định phòng dịch, như duy trì chốt ngoài cổng kiểm soát, đo thân nhiệt với khách vào chợ; tạm ngưng hoạt động với các mặt hàng, ngành hàng bán hàng không thiết yếu, nhằm giảm bớt số lượng người dân vào chợ.

Chính quyền một số phường còn yêu cầu các tiểu thương ghi nhật ký bán hàng tại chợ với đầy đủ các thông tin (họ tên, số điện thoại liên lạc của khách hàng, thời điểm giao dịch trong ngày...), phục vụ công tác cách ly, truy vết khi cần thiết. Đây là một trong những biện pháp để bảo vệ chợ truyền thống, chợ dân sinh an toàn trước Covid-19.

Hiện Hà Nội có 459 chợ, 28 trung tâm thương mại, 123 siêu thị, 1.800 cửa hàng tiện ích, 141 chuỗi, 2.382 điểm bán hàng hoá bình ổn giá, hàng chục nghìn cửa hàng tạp hóa... Thành phố cũng bố trí 1.920 địa điểm tại các quận, huyện làm kho dự trữ hàng, mở thêm các điểm bán hàng cố định và các điểm bán hàng lưu động khi cần thiết.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 12018
  1. Người dân Thanh Hóa tại Hà Nội cần hạn chế tối đa việc di chuyển về địa phương
  2. Hà Nội ghi nhận 76 ca bệnh trong 24 giờ qua
  3. Bất chấp lệnh “ở nhà”, nhiều người Hà Nội vẫn đổ ra đường tập thể dục
  4. Hà Nội thêm 36 ca dương tính, 25 trường hợp ho sốt ở cộng đồng
  5. Hình ảnh khó tin ở Hà Nội trong buổi sáng TP có 19 ca dương tính với SARS-CoV-2
  6. Chiều 26/7, cả nước có thêm 5.174 ca mắc Covid-19, riêng Hà Nội 81 ca
  7. Giám đốc viện Phổi Hà Nội: ’Gần như toàn bộ bệnh viện thành F1’
  8. Hà Nội thêm 21 ca dương tính với SARS-CoV-2
  9. Cách ly Bệnh viện Phổi Hà Nội sau khi phát hiện 9 ca dương tính nCoV
  10. Hà Nội phát hiện lái xe taxi, công nhân công trường và nhân viên giao hàng dương tính SARS-CoV-2 qua sàng lọc
  11. Những giấy tờ người dân cần có để qua chốt kiểm soát trở lại Hà Nội
  12. Phong tỏa tạm thời khu A - Tòa nhà HELIOS Tower số 75 Tam Trinh
  13. Hà Nội thêm 24 trường hợp dương tính, có nhân viên giao hàng, lái xe taxi
  14. Hà Nội đóng cửa ngõ, cấm xe cá nhân ra vào thành phố
  15. Hà Nội lên kịch bản điều trị hàng nghìn bệnh nhân COVID-19
  16. Hà Nội nghiên cứu tổ chức đội taxi khẩn cấp và đội “shipper“ giao hàng thiết yếu
  17. Hà Nội: Thêm 10 trường hợp dương tính mới, trong đó có 3 ca cộng đồng
  18. Hà Nội giãn cách xã hội, cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ 80% xe phải quay đầu, nhiều tài xế bất ngờ, to tiếng với CSGT
  19. Người dân Hà Nội bị phạt đến 3 triệu nếu ra đường không thực sự cần thiết trong thời gian giãn cách
  20. Hà Nội thêm 10 ca dương tính nCoV, có 4 người liên quan nhà thuốc Đức Tâm
  21. Hà Nội: Chuẩn bị kịch bản điều trị với phương án 50.000 giường bệnh
Video và Bài nổi bật