Phó Thủ tướng chỉ điểm đáng lo ngại trong công tác phòng dịch TP.HCM

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Một trong những điều khiến Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lo ngại hiện nay tại TP.HCM đó chính là tình trạng mọi người vẫn đổ ra ngoài đường.
Phó Thủ tướng chỉ điểm đáng lo ngại trong công tác phòng dịch TP.HCM
Cảnh tượng đông đúc tại các chốt phòng dịch. (Ảnh: Lao Động)

Vừa qua, ngày 23/7, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đã ký ban hành văn bản về việc tăng cường mạnh mẽ các biện pháp thực hiện giãn cách xã hội toàn thành phố theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 12 của Thành ủy TP.HCM.

Dù vậy, mới đây, sau khi thị sát tại khu vực phong tỏa ở quận 8, TP.HCM vào chiều 24/7, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã bày tỏ lo ngại về tình trạng mọi người vẫn đổ ra đường. 

Xem Video: Sáng 25-7: Thêm 3.979 ca COVID-19, 3 triệu liều vắc xin Moderna về đến Việt Nam

//

Cụ thể, theo Báo , vào sáng ngày 24/7, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã tới kiểm tra một số khu thu dung người nhiễm Covid-19 không triệu chứng (F0) và điểm phong tỏa tại huyện Củ Chi, TP.HCM. Trưa cùng ngày, ông đã tới Sở Giao thông Vận tải TP.HCM (GTVT) để hỏi về lưu lượng xe. Tại đây, ông được biết vài hôm đầu thực hiện Chỉ thị 16, lưu lượng giao thông giảm xuống 84%, nhưng tới hôm nay thì lưu lượng đã tăng lại và chỉ còn ở mức giảm 70% so với thông thường. 

Nói về điều này, Phó Thủ tướng bày tỏ: "Tôi không hiểu các đồng chí triển khai thế nào, xe vẫn đổ ra ầm ầm khi tôi đi Củ Chi hay xuống quận 8 hôm nay. Giãn cách như vậy thì làm sao chống dịch được". Ông cũng nhận định TP.HCM không thể "chống dịch bằng văn bản" mà cần thực hiện nghiêm ngay từ cơ sở, với sự tham gia của cả hệ thống chính trị.

Vì vậy, Phó Thủ tướng yêu cầu thành phố lập lại kỷ cương trong việc thực hiện giãn cách, sao cho nghiêm ngặt ngay từ đầu, như vậy mới có thể khống chế được dịch. 


Nhiều người tại TP.HCM bị phạt vì ra đường không có lý do chính đáng. (Ảnh: Pháp Luật TP.HCM)

Lý giải về vấn đề trên, Phó chủ tịch UBND TP Dương Anh Đức cho biết những người được phép ra đường hiện nay chủ yếu đều là shipper (người giao hàng), xuất phát từ nhu cầu của người dân. Tuy vậy, Phó Thủ tướng lại phản bác: "Tôi nghĩ chúng ta không thể tự bào chữa với nhau." Đồng thời, ông cũng cho biết mình đã chụp hình rất nhiều trường hợp "100% không phải shipper" mà là những người mặc đồ thể thao, đi chơi. 

Theo ông, việc đáp ứng nhu cầu của người dân cần đảm bảo, thế nhưng thành phố vẫn phải thực hiện nghiêm chỉ thị về giãn cách xã hội để có thể làm tốt công tác chống dịch.

Còn theo nhận định từ Giám đốc Sở GTVT Trần Quang Lâm, hiện tại lưu lượng giao thông trên địa bàn TP.HCM đã giảm nhưng chưa đạt mức tối ưu đề ra, vì vậy cần phải tiếp tục siết chặt hơn nữa. Ông cho rằng cần phải tăng cường đội ngũ vận chuyển hàng bằng xe hai bánh (shipper) đúng mục đích. 

Ngoài ra, Sở GTVT đã làm việc với một số hãng taxi truyền thống để tổ chức các đội vận chuyển hàng hoá chuyên dụng. Dự kiến trong thời gian tới, sở sẽ triển khai tiếp với các hãng taxi công nghệ, sao cho đạt được mục tiêu là tiếp tục giảm lưu lượng giao thông trong TP.HCM, bảo đảm thực hiện đúng yêu cầu giãn cách theo Chỉ thị 16 nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu thiết yếu của mọi người.


Lực lượng chức năng kiểm tra giấy tờ của những người giao hàng. (Ảnh: Báo )

Cũng trong buổi làm việc với huyện Củ Chi vào sáng ngày 24/7, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết ông đã nhận được rất nhiều phản ánh về những bất cập, vướng mắc trong việc cung cấp hàng hóa, lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho mọi người, thực hiện nghiêm chỉ thị 16/CT-TTg. Nói về điều này, lãnh đạo huyện Củ Chi nêu rõ, hiện tại bên cạnh việc yêu cầu mọi người tuân thủ tuyệt đối, các cửa hàng, siêu thị, chợ, điểm bán cũng đã phải thực hiện nghiêm ngặt việc giữ khoảng cách và những điều kiện bảo đảm an toàn khác.

Ngoài ra, lãnh đạo huyện Củ Chi cũng đề nghị được thiết lập khu điều trị bệnh nhân Covid-19 tại bệnh viện Củ Chi, đồng thời vẫn khám chữa bệnh thông thường cho mọi người. Bởi theo vị lãnh đạo, việc này sẽ đáp ứng được yêu cầu điều trị trong tình huống số ca F0 tăng cao.

Để xem xét kĩ lưỡng điều này, Phó Thủ tướng yêu cầu huyện có kế hoạch chi tiết về nhân lực, trang thiết bị cần hỗ trợ. Đồng thời phải thiết lập ngay hệ thống oxy tập trung để điều trị hiệu quả trường hợp chuyển nặng, không để nặng hơn.

Phó Thủ tướng quán triệt những vùng còn an toàn như huyện Củ Chi, Cần Giờ và một số khu vực nhỏ trên địa bàn thành phố vẫn phải kiên trì chiến lược ngăn chặn - phát hiện - truy vết - khoanh vùng - cách ly và dập dịch, không được có tư tưởng áp dụng các biện pháp chống dịch như những khu vực dịch đã ngấm rất sâu, rất nặng. 

Ông nhấn mạnh, những hướng dẫn của Trung ương, Bộ Y tế, TP.HCM dù điều chỉnh liên tục nhưng nếu chưa tối ưu, những quận, huyện như Củ Chi phải mạnh dạn, linh hoạt, vừa làm, vừa điều chỉnh, đồng thời tổng hợp báo cáo cấp trên để kịp thời tháo gỡ.


Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho mọi người. (Ảnh: Báo Tin Tức)

Bên cạnh việc thị sát tình hình phòng dịch tại TP.HCM, trong ngày 24/7, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đã đến hai khu thu dung F0 ở Trường tiểu học Tân Thành, Trường THCS Thị Trấn (huyện Củ Chi) để trò chuyện, động viên bà con nhiễm Covid-19 đang được cách ly, theo dõi sức khỏe. Phó Thủ tướng nhắn nhủ bà con tuân thủ đầy đủ các hướng dẫn của y, bác sĩ, tăng cường vận động, giữ gìn sức khỏe thể chất, tinh thần, khi xuất hiện triệu chứng cần báo ngay cho nhân viên y tế.

Ngoài ra, ông cũng chia sẻ với những khó khăn, vất vả của đội ngũ y, bác sĩ và các lực lượng làm nhiệm vụ tại khu thu dung. Phó Thủ tướng mong mọi người có thể nỗ lực, cố gắng hơn nữa, theo dõi sát, xử lý kịp thời những trường hợp có triệu chứng chuyển nặng. 


Phó Thủ tướng kiểm tra khu thu dung có người nhiễm Covid-19 không triệu chứng ở Củ Chi. (Ảnh: Tuổi Trẻ)

Hiện tại, tình hình dịch bệnh tại TP.HCM vẫn đang diễn biến rất khó lường. Tuy rằng đã có một số tín hiệu tích cực, nhưng mọi người cũng tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, thay vào đó là luôn chủ động bảo vệ sức khoẻ của bản thân và cộng đồng. Muốn vậy thì việc đầu tiên là phải tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 11998
  1. Mọi người dân TP.HCM đều được tiêm vắc xin Covid-19
  2. Chia tay Sài Gòn về quê vì Covid-19: Nước mắt, nụ cười ngày trở lại Huế thương!
  3. TP HCM: Phát hiện thêm 3 chuỗi lây nhiễm mới ở quận 10 và Tân Bình
  4. TP.HCM: 2 ca dương tính SARS-CoV-2 qua xét nghiệm ngẫu nhiên người đi đường
  5. Những trường hợp nào không được cấp giấy nhận diện ra vào TP.HCM?
  6. TP HCM gỡ phong tỏa 3 phường hơn 100.000 dân
  7. Từ hôm nay, người dân TP.HCM không ra đường sau 18 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau
  8. TP.HCM: Shipper chỉ được hoạt động theo từng khu vực quận huyện
  9. Ảnh: Đường phố Sài Gòn sau 18h vắng lặng như thế nào?
  10. Người dân TP HCM không được ra đường sau 18h từ ngày mai
  11. TP.HCM hiệu triệu y bác sĩ, hi vọng sớm đưa cuộc sống về bình thường
  12. Nhiều người ‘cãi lý’ khi bị lập biên bản vì ra đường không lý do chính đáng
  13. Thêm 1.890 ca bệnh COVID-19 ở TP.HCM được ra viện
  14. TP.HCM: Tình nguyện viên tham gia công tác phòng, chống dịch sẽ được hỗ trợ tiêm vắc xin
  15. 15 ngày giãn cách, gần 250.000 lao động tự do ở TP.HCM đã được hỗ trợ
  16. TP Hồ Chí Minh tiếp tục siết chặt biện pháp chống dịch Covid-19
  17. Phó Bí thư Thường trực TP.HCM: Có thể sẽ giới hạn việc ra đường sau 18h
  18. Xét nghiệm Covid-19 lưu động cho tài xế chở hàng hoá trên đường
  19. TP.HCM có thêm 1.890 bệnh nhân COVID-19 xuất viện trong một ngày
  20. Lãnh đạo Thành ủy TP.HCM: ‘Thắt chặt di chuyển bên trong thành phố’
  21. Nhiều cấp độ chống dịch ở TPHCM không hiệu quả, chuẩn bị cho tình huống xấu nhất
  22. TP HCM sẽ hạn chế thời gian người dân được ra đường
Video và Bài nổi bật