Uông Bí (Quảng Ninh): Chuyển đổi cơ cấu cây rừng

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thành phố Uông Bí (Quảng Ninh) tuy là đô thị nhưng có nhiều diện tích rừng đem lại giá trị xuất khẩu. Bên cạnh đó địa phương còn có nhiều rừng sản xuất.
Uông Bí (Quảng Ninh): Chuyển đổi cơ cấu cây rừng
Thành phố Uông Bí có trên 9.500ha rừng sản xuất.

Cụ thể, thành phố Uông Bí có trên 9.500ha rừng sản xuất tại các xã phường: Thượng Yên Công, Vàng Danh, Bắc Sơn. Cây trồng chủ yếu là giống gỗ nhỏ như cây keo, cây bạch đàn... lợi ích thuộc diện “ăn xổi”, giá trị kinh tế thấp, thu nhập bấp bênh, thiếu tính bền vững.

Thành phố Uông Bí có chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên các cánh rừng sản xuất, bỏ dần cây keo để trồng loại cây có giá trị kinh tế cao, nguồn thu ổn định lâu dài. Việc chuyển đổi cây trồng có lộ trình cụ thể, thành phố đã tổ chức cho các hộ kinh doanh rừng tham quan, học hỏi mô hình lâm nghiệp ở các địa phương kinh tế nghề rừng phát triển trên rẻo cao vùng Tây Bắc. Nhờ chuyên gia lâm học thực địa bình độ, nghiên cứu thổ nhưỡng, khí hậu, thủy văn diện tích 3 loại rừng ở địa phương, để đưa ra dự kiến trồng loại cây gì phù hợp với diện tích rừng sản xuất ở địa phương, sản phẩm lại dễ tiêu thụ, lợi nhuận cao.

Kết quả, thành phố Uông Bí đã chọn cây quế là loại cây có nhiều lợi ích: Vỏ làm dược liệu, thân sử dụng gỗ. Cây quế vòng đời dài, còn có lợi ích phòng hộ, cảnh quan môi trường, dưới tán rừng quế có thể trồng các loại sản phẩm lâm nghiệp sau gỗ.

Hiện, 200 hộ diện nhận đất trồng cây, nhận rừng bảo vệ đã nhất trí với chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng của địa phương. Công ty Cổ phần tổng hợp Xây dựng và Thương mại Quân Hương (Công ty Quân Hương) chuyên kinh doanh vỏ quế xuất khẩu đã nhận đứng ra làm “bà đỡ” cho Uông Bí chuyển đổi cây rừng từ trồng keo sang trồng quế. Thiết thực là đầu tư một dự án trồng quế theo phương án liên kết 4 “nhà”; Nhà nông - Nhà nước - Nhà khoa học - Nhà doanh nghiệp.

Theo đó Công ty Quân Hương đầu tư xây dựng cơ sở chế biến quế, lập vườn ươm tại địa phương để cung cấp cây giống, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm. Các hộ dân làm chủ tư liệu sản xuất, thâm canh lâm sản trên chính diện tích đất rừng của nhà mình.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật