Lạm phát năm nay có thể dưới 3%

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Dù có rủi ro ’nhập khẩu lạm phát’ từ các nước trên thế giới, chuyên gia đều dự báo kịch bản CPI bình quân cả năm chỉ tăng 2,5-3%.
Lạm phát năm nay có thể dưới 3%
Tiểu thương buôn bán tại chợ. Ảnh: Quỳnh Trang.

Tại hội thảo diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam ngày 2/7, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết, mặt bằng giá nửa đầu năm nay có xu hướng tăng cao theo quy luật dịp lễ, Tết và giảm trở lại mức bình thường trong các tháng 3,4 trước khi tăng nhẹ vào tháng 5 và 6.

Số liệu chỉ số giá tiêu dùng (CPI) do Tổng cục thống kê công bố cho biết, CPI bình quân 6 tháng đầu năm tăng 1,47% so với cùng kỳ năm ngoái, là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016.

Với mức lạm phát thấp này, theo ông Nguyễn Đức Độ, Phó viện trưởng Kinh tế tài chính là do cầu tiêu dùng trong nước thấp. Lạm phát cơ bản thấp và giá thực phẩm như thịt lợn, thịt gà giảm đã cân bằng tác động của giá xăng dầu và giá nguyên vật liệu tăng cao trong thời gian qua.

Trong bối cảnh cầu tiêu dùng trong nước thấp do ảnh hưởng của dịch bênh, các chuyên gia đều đánh giá lạm phát cả năm nay có thể kiểm soát ở mức 3%, thấp hơn mục tiêu lạm phát 4% của Quốc hội.

viện trưởng Kinh tế tài chính Nguyễn Bá Minh dự báo, CPI bình quân năm 2021 sẽ tăng khoảng 2,5% so với năm trước. Nguyên Phó giám đốc Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại (Bộ Công thương), ông Lê Quốc Phương cũng cho rằng, CPI cả năm 2021 tăng dưới 3% nếu kiểm soát lạm phát một cách thận trọng, chủ động.

Cục quản lý giá (Bộ Tài chính) cũng tính đến kịch bản CPI tăng từ 2,5% đến 3%. Theo cơ quan này, mặc dù các tháng cuối năm có các yếu tố tác động đến mặt bằng giá như tình hình căng thẳng địa chính trị cũng như dịch bệnh trên thế giới phức tạp đẩy mạnh xu hướng đầu cơ vào mặt hàng nguyên vật liệu chiến lược. rủi ro lạm phát của nhiều nền kinh tế sẽ có tác động gián tiếp đến Việt Nam vì là nước có độ mở lớn, phụ thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu. Cục quản lý giá nhận định giá mặt hàng trên thế giới tăng có thể làm "nhập khẩu lạm phát" vào Việt Nam.

Tuy nhiên, Cục này cho rằng, bù lại các mặt hàng lương thực thực phẩm được dự báo bình ổn vì nguồn cung đảm bảo và nhu cầu tiêu thụ thấp. Nhiều mặt hàng do Nhà nước quản lý cũng chưa xem xét tăng giá. "rủi ro lạm phát trong năm nay là không lớn. CPI mỗi tháng cuối năm còn có dư địa trên 1% để đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát bình quân năm dưới 4%", Cục quản lý giá nhận định.

Còn theo chuyên gia Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính, có hai kịch bản lạm phát tuỳ thuộc vào tình hình dịch Covid-19, diễn biến kinh tế thế giới và trong nước. Nếu dịch bệnh vẫn phức tạp, kinh tế thế giới phục hồi chậm, kinh tế Việt Nam nửa cuối năm tăng trưởng ở mức 6,8-7%, khả năng lạm phát cả năm sẽ dao động từ 3,3% đến 3,5%. Nếu kinh tế tăng trưởng tốt hơn, từ 7% dến 7,4% thì lạm phát sẽ xoay quanh từ 3,8% đến 4%.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật