Gorbachev “cho không” Bắc Kinh đảo của Liên Xô và thỏa thuận vẽ lại biên giới bí mật với TQ

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngay trước khi tan rã, Liên Xô trao cho Trung Quốc khoảng 600 hòn đảo, cũng như 10 km² đất liền, trong đó có Damansky - hòn đảo mà 58 lính biên phòng Liên Xô đã hy sinh để bảo vệ.
Gorbachev “cho không” Bắc Kinh đảo của Liên Xô và thỏa thuận vẽ lại biên giới bí mật với TQ
Ảnh minh họa

Cuộc tấn công bất ngờ của Trung Quốc

Năm 1949, Liên Xô là nước đầu tiên công nhận nước CHND Trung Hoa. Trong thập niên 50, quan hệ 2 nước XHCN này "nở hoa", với việc Liên Xô viện trợ, giúp Trung Quốc rất nhiều, trong đó có việc xây dựng gần 100 nhà máy quốc phòng, cung cấp vũ khí cho 60 sư đoàn Trung Quốc.

quan hệ giữa 2 nước xấu đi sau cái chết của Stalin, đặc biệt là sau đại hội XX của Đảng cộn‌g sả‌n Liên Xô, Khrushev công khai đả phá tệ sùng bái cá nhân Stalin. quan hệ 2 nước đóng băng khi Trung Quốc từ chối không dự đại hội XXIII Đảng cộn‌g sả‌n Liên Xô. Các học viên Trung Quốc tại các trường quân sự Liên Xô bị trục xuất về nước.

Ngay từ đầu thập niên 60, Trung Quốc đã thường xuyên có các cuộc gây hấn ở vùng biên giới với Liên Xô, đặc biệt tại các đảo trên các con sông biên giới vùng Viễn Đông.

Vào ngày 2/3/1969, quân đội Trung Quốc bất ngờ tấn công đảo Damansky của Liên Xô, gây nên một cuộc xung đột vũ trang, gần đưa 2 nước tới bờ vực chiến tranh.

Lính Liên Xô đứng gác trên bờ sông Ussuri gần đảo Damansky, tháng 4/1969. Ảnh: В.Сухoдoльcknn / TASS

Theo nhiều nhà nghiên cứu, cuộc xung đột với Liên Xô là rất cần thiết đối với Mao Trạch Đông vào thời điểm đó, khi mà Trung Quốc đang muốn chìa tay ve vãn Mỹ và đồng minh.

Cuộc xung đột này thể hiện logic thường thấy: "Kẻ thù của kẻ thù chính là bạn ta" và chứng tỏ cho phương Tây biết, Trung Quốc đã hoàn toàn đoạn tuyệt với Liên Xô, dù rằng trước đó quan hệ 2 nước chẳng còn mặn mà.

Một nguyên nhân khác nữa cũng được nhắc đến, đó là vào tháng 4/1969 sẽ diễn ra Đại hội lần thứ IX Đảng cộn‌g sả‌n Trung Quốc, và cuộc xung đột này sẽ "mở mắt" cho những ai trong nội bộ đảng còn mơ hồ cho rằng sự bất hòa giữa Liên Xô và Trung Quốc có thể "khắc phục" được.

Một nguyên nhân nữa cũng được nhiều nhà nghiên cứu đưa ra, là ảnh hưởng của sự kiện Liên Xô và quân đội khối Hiệp ước Warsaw can thiệp vào "sự kiện Tiệp Khắc" năm 1968.

Trung Quốc lo sợ một kịch bản tương tự sẽ xảy ra ngay chính ở nước mình, nên muốn chứng tỏ là Trung Quốc rất mạnh, không sợ ai và sẵn sàng chiến đấu đến người cuối cùng".

Trong trận chiến đảo Damansky, 58 chiến sĩ biên phòng Liên Xô đã hy sinh để bảo vệ mảnh đất biên cương của Tổ quốc Xô viết. Phía Trung Quốc mất hơn 800 mạng binh lính và dân thường, buộc phải tháo chạy sang bên kia biên giới.

Thỏa thuận thay đổi biên giới Viễn Đông mà người dân Nga không hề hay biết

Sau cái chết của Mao năm 1976 và Tổng Bí thư Đảng cộn‌g sả‌n Liên Xô Leonid Brezhnev năm 1982, quan hệ Xô-Trung phần nào được cải thiện.

Đầu tháng 2 năm 1989, vấn đề đảo Damansky (mà Trung Quốc gọi là Trân Bảo Đảo) được nêu ra trong cuộc tiếp xúc tại Thượng Hải giữa Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô Eduard Shevardnadze và Đặng Tiểu Bình.

Đặng trâng tráo tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ không xâ‌m lượ‌c các nước khác và sẽ không đe dọa bất kỳ ai, mặc dù mới chỉ một năm trước đó, 3/1988, chính Đặng đã ra lệnh nổ súng cướp đảo Gạc Ma của Việt Nam.

Shevardnadze đáp: "Hai vấn đề có tầm quan trọng lớn đối với cuộc đối thoại của chúng ta, đó là bình thường hóa quan hệ Xô-Trung và đạt được các thỏa thuận về việc thiết lập các đường biên giới quốc gia mà cả hai bên đều có thể chấp nhận được. Cuộc đàm phán về quyền sở hữu đảo Damansky đã diễn ra vô cùng bế tắc. Cả hai bên đều tuyên bố chủ quyền với hòn đảo này, và những tuyên bố của cả hai bên không thể được gọi là vô căn cứ".

Đến lượt mình, Đặng Tiểu Bình nói: "Nhiều vùng đất rộng lớn thật ra là thuộc về Trung Quốc, và tôi tin rằng các thế hệ tương lai sẽ giải quyết được vấn đề này. Ai sẽ giải quyết thành công, bây giờ không thể nói trước được. Người Trung Quốc biết cách kiên nhẫn chờ đợi. Ở đây, các ông đang từ chối quyền sở hữu của chúng tôi với một hòn đảo nhỏ, nơi chỉ có vài nghìn người sinh sống. Tôi yêu cầu ông chuyển lời tới Gorbachev rằng những "vết đen" sẽ vẫn còn trong quan hệ giữa 2 nước chúng ta, nếu vấn đề với hòn đảo đó không được giải quyết".

Ngày 15-18/5/1989, Gorbachev sang thăm Trung Quốc. Đúng 2 năm sau, 15-19/5/1991, Giang Trạch Dân sang thăm Liên Xô. Trong thời gian ở Moskva, ông ta và Gorbachev đã ký Thỏa thuận chung về biên giới Xô-Trung ở phần phía đông. Hai bên quyết định vẽ lại đường biên giới dọc theo lạch giữa của các con sông tàu thuyền đi lại được và ở giữa những con sông tàu thuyền không đi lại được. Tất cả các đảo nằm về phía Trung Quốc, tính từ giữa lạch sông Amur và Ussuri đã được tuyên bố là thuộc về Trung Quốc.

Giang Trạch Dân và Gorbachev năm 1991. Ảnh: Юpnn Лnзуhob/Алekcahдp Чуmnчeb/ TASS

Như vậy, vào ngày 19/5/1991, đảo Damansky của Liên Xô, nơi thấm máu 58 chiến sĩ biên phòng Xô Viết đã bị Gorbachev trao cho phía Trung Quốc.

Sau khi thuộc về Trung Quốc, một đài tưởng niệm với tên của các "anh hùng dân tộc" Trung Quốc đã "hy sinh" vào năm 1969 đã được dựng lên trên đảo. Trên đảo còn có một viện bảo tàng cấm người nước ngoài vào tham quan.

Mùa thu năm 1991, mấy tháng trước khi Liên Xô tan rã, một Ủy ban phân định biên giới đã được thành lập, do Genrikh Kireev, hàm Đại sứ của Bộ Ngoại giao Nga đứng đầu. Không có bất kỳ thông tin nào được công khai cho người dân được biết về sự thay đổi biên giới ở Viễn Đông. Ủy ban đã hoạt động trong 7 năm.

Trong thời gian này, Nga đã trao cho Trung Quốc khoảng 600 hòn đảo trên sông Amur và sông Ussuri, cũng như 10 km² đất liền. Nga đã mất thêm 1,5 nghìn ha đất ở Primorye trong quá trình phân định biên giới vào tháng 11 năm 1995, khi thực hiện Thỏa thuận năm 1994 giữa Nga và Trung Quốc về biên giới Nga-Trung ở phía tây. Đây là thời của Boris Eltsin.

Ngày 4/3/2013, một cuộc mít tinh tưởng nhớ các liệt sĩ đã hy sinh vào tháng 3 năm 1969 khi bảo vệ biên giới quốc gia Liên Xô ở đảo Damansky đã được tổ chức tại thành phố Dalnerechensk và hai đồn biên phòng - Nizhnemikhailovskoye và Damanskoye, ở vùng Primorsky.

Ngày 10/3/2020, các cựu binh đã từng tham chiến trận Damansky đã gặp gỡ với giới trẻ Nam Sakhalin tại tổ hợp văn hóa Pobeda. Họ kể cho lớp trẻ những gì mà sách báo, phim ảnh chưa kể hết về sự kiện bi hùng mấy chục năm về trước.

Tại đây, các cựu binh kể cho lớp trẻ về hệ thống rocket đa nòng Grad lần đầu được sử dụng trong trận Damansky đã làm cho phía Trung Quốc thiệt hại ra sao. Về người lính biên phòng bị thương nặng, nhắn đồng đội nói với mẹ là anh sẽ không chết, sẽ bình phục, rồi anh tắt thở trên đường đến bệnh viện.

Tờ Sakhalin.info khi đưa tin về cuộc gặp này, đã viết trong phần kết:

"Tất cả những chuyện xảy ra đó, là vì điều gì? Vì cái điều, là theo kết quả của phân định biên giới, đảo Damansky đã thuộc về Trung Quốc, mà không cần phải có một cuộc chiến đấu nào cả. Các cựu binh thừa nhận, đó vẫn mãi là một cái gai nằm trong tim của họ".

Nhà văn Vaslily Avchenko ngày 5/3/2021 đã có một bài viết dài trên báo Siberian.org về trận Damansky, nhân kỷ niệm 52 năm sự kiện này.

Ông cho biết hiện tại Bảo tàng chiến tranh cách mạng ở Bắc Kinh có trưng bày chiếc xe tăng T-62 của Liên Xô. Đó là chiếc tăng siêu bí mật của Liên Xô trong trận Damansky ngày xưa, bị chìm xuống sông và Trung Quốc đã bí mật trục vớt về, để sau đó ăn cắp chế thành tăng WZ-122A San Ye.

Trong trận chiến năm đó, ngoài con người, Liên Xô bị thiệt hại 11 xe bọc thép và một siêu xe tăng T-62, trong tổng số 3 chiếc tham chiến. Tệ hơn nữa, đại tá Leonov cùng ê-kíp T-62 đã hy sinh.

Chiếc T-62 bị quân Tàu hạ bằng súng chống tăng РПГ-7 nằm trơ khấc trên băng giữa đảo Damansky và bờ sông phía Trung Quốc. Liên Xô đã thử nhiều lần, nhưng không kéo xe tăng về được.

Để chiếc xe tăng siêu bí mật không bị lọt vào tay Trung Quốc, pháo binh được lệnh nã vào khu vực chiếc tăng bị cháy. Kết quả là băng tan và chiếc T-62 từ từ chìm nghỉm. Cứ tưởng thế là yên tâm. Nhưng phía Liên Xô không ngờ ngay đêm đó, người nhái Trung Quốc đã lặn xuống đáy sông, mò vào chiếc xe tăng, dỡ đem đi một số thiết bị quan trọng.

Tháng 5/1969, khi băng tuyết vừa tan, Trung Quốc đã trục kéo xe chiếc xe tăng siêu bí mật này lên bờ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật