5 cách tăng sức đề kháng trong mùa dịch

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Làm thế nào để tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch là điều rất nhiều người quan tâm.
5 cách tăng sức đề kháng trong mùa dịch
Ảnh minh họa

Thay đổi lối sống

Thói quen sức khỏe xấu có thể làm khiến hệ thống miễn dịch của bạn hoạt động một cách trì trệ. Đó là lý do tại sao các bác sĩ kêu gọi bạn thực hiện một số thay đổi lối sống. Trước tiên, bạn cần phải giảm bớt căng thẳng, đó là thay đổi quan trọng nhất bạn có thể thực hiện. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy căng thẳng sẽ khiến c‌ơ th‌ể bạn bị suy yếu. Bạn có thể thư giãn bằng cách tập thể dục hàng ngày và kiểm soát căng thẳng. Bên cạnh đó, bạn cần ngủ đủ giấc. Bạn cần ngủ từ 7-8 giờ mỗi đêm để đẩy mạnh hệ thống miễn dịch của c‌ơ th‌ể.

Tập thể dục

Giúp bạn tăng cường hệ thống miễn dịch. Tập thể dục cũng giúp bạn tăng mức IgA, một loại protein có trong hệ thống miễn dịch để chống lại nhiễm trùng, giúp ngăn chặn các mối đe dọa ra khỏi c‌ơ th‌ể bạn và loại bỏ bất kỳ thứ gì xâm nhập vào c‌ơ th‌ể. Cuối cùng, bạn cần giữ vệ sinh tốt và coi đây như một thói quen.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Dinh dưỡng hợp lý là điều cần thiết để hệ thống miễn dịch hoạt động tốt. Một chế độ ăn nhiều calo không chỉ dẫn đến tăng cân mà còn có thể khiến bạn dễ bị nhiễm trùng. Thêm vào đó, thừa cân có liên quan đến một số vấn đề sức khỏe cũng có thể khiến hệ thống miễn dịch của bạn bị suy giảm. Khi hệ thống miễn dịch bị suy giảm, bạn nên tránh những thứ như rượu và đường. Một chế độ ăn giàu vitamin giúp c‌ơ th‌ể chống oxy hóa, mặt khác, có thể tăng cường sức đề kháng với nhiễm trùng. Bạn nên lựa chọn các loại hoa quả, thực phẩm như: trái cây và rau màu xanh đậm, đỏ, vàng và cam được đóng gói với chất chống oxy hóa, các loại quả mọng, trái cây họ cam quýt, kiwi, táo, nho đỏ, cải xoăn, hành tây, rau bina, khoai lang và cà rốt. Các thực phẩm tăng cường miễn dịch khác bao gồm tỏi tươi, có đặc tính kháng vi-rút và kháng sinh. Các nghiên cứu cho rằng, nếu bạn bị cảm lạnh hoặc cúm , một bát súp gà hấp có thể làm giảm viêm và giúp bạn nhanh khỏe hơn. Và các loại nấm như reichi, maitake và shiitake có thể có tác động mạnh mẽ đến chức năng miễn dịch cũng như tăng cường sản xuất các hó‌a chấ‌t giúp c‌ơ th‌ể chống lại nhiễm trùng.

Quản lý căng thẳng

Nghiên cứu kéo dài hơn 25 năm đã tiết lộ rằng căng thẳng tâm lý làm tăng khả năng mắc bệnh. Căng thẳng kéo dài hoặc mãn tính có thể tác động tiêu cực đến hệ thống miễn dịch bằng cách làm giảm khả năng chống lại virus và vi khuẩn của c‌ơ th‌ể - Allison Forti, cố vấn sức khỏe tâm thần lâm sàng và là phó giám đốc của Chương trình tư vấn thạc sĩ trực tuyến tại Đại học Wake Forest, giải thích.

Để xoa dịu sự lo lắng của chúng ta trong thời gian căng thẳng do đại dịch này, trước tiên hãy thừa nhận rằng chúng ta cảm thấy căng thẳng, lo lắng và sợ hãi là điều hoàn toàn có thể.

Forti nói: "Không sao khi cảm thấy hoảng sợ... hãy tìm cách tiếp cận bản thân theo cách an toàn và lành mạnh, không gây tổn hại cho người khác. Duy trì cảm giác kết nối với bạn bè và những người thân ywêu là điều quan trọng. Gửi email, gọi điện hoặc FaceTime cho người thân, có những giờ tán gẫu với bạn bè".

Không bỏ qua giấc ngủ

Theo National Sleep Foundation (NSF), thiếu ngủ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống miễn dịch của bạn. Để giữ cho hệ thống miễn dịch mạnh mẽ, NSF khuyên nên ngủ từ 7-8 giờ mỗi đêm. Nhưng nếu bạn là người khó ngủ, hãy lấp đầy khoảng trống bằng những giấc ngủ ngắn.

Theo NSF, mỗi giấc ngủ ngắn không quá 30 phút - một vào buổi sáng và một vào buổi chiều - đã được chứng minh là giúp giảm căng thẳng và bù đắp những tác động tiêu cực mà thiếu ngủ gây ra đối với hệ thống miễn dịch. Nếu điều đó cũng không thực hiện được, thì 20 phút thư giãn trong giờ nghỉ trưa hoặc trước bữa tối cũng rất hữu ích.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật