Lọc nước giếng khoan thành nước sạch: Cách mới của dân ngoại ô TP.HCM

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nước thì nhiều nhưng nước sạch lại thiếu khiến người dân ngoại ô TP.HCM lâm vào tình trạng thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Thời gian gần đây, bà con đã tìm được cách tự lọc nước giếng khoan tại nhà hiệu quả.
Lọc nước giếng khoan thành nước sạch: Cách mới của dân ngoại ô TP.HCM
Ảnh minh họa

Nước giếng khoan siêu bẩn

Có một thực tế là không chỉ tại các vùng nông thôn mà ngay ở những vùng ngoại ô TP.HCM như quận 12, Bình Tân, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Thủ Đức, Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn… nhiều người dân vẫn lựa chọn việc sử dụng nước giếng khoan để đun nấu, sinh hoạt. 

Xem Video: Hệ thống lọc nước ‘siêu khủng’ của dân Hà Nôi

//

Việc sử dụng nước giếng khoan được nhiều người cho là tiện lợi, đỡ tốn chi phí nước máy. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đô thị, các hoạt động của con người như sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, bể tự hoại, rác thải sinh hoạt và hó‌a chấ‌t thải từ các nhà máy công nghiệp đã ngấm sâu xuống các tầng đất khiến nước giếng khoan bị ô nhiễm. Hơn nữa người dân thường sử dụng bể lọc 2 tầng với vật liệu lọc cơ bản là sỏi và cát để lọc nước giếng khoan nhưng trong quá trình lọc thì gần như diện tích cát tiếp xúc với nước rất thấp, do vậy nguồn nước sạch thu được không cao.

Biểu hiện rõ nhất là ở nhiều địa phương, nước giếng khoan có màu vàng đục, mùi tanh, độ pH thấp (nước axit), khi đun nấu dễ sinh cặn, đáy bình nước, nồi lâu ngày có vảy vàng.

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh, sử dụng nước giếng khoan chưa được kiểm tra các chỉ số vi sinh và chưa lọc sạch các chất ô nhiễm độc hại, vi khuẩn E.coli, Coliform... có thể gây dị ứng da, đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Nặng hơn, người dân còn có các nguy cơ nhiễm độc cấp tính và mạn tính, tổn thương gan, thận và ruột, thiếu máu, thậm chí là ung thư nếu nước giếng khoan nhiễm độc tố asen, cadimi, crom, đồng, chì, selen... 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật