Vợ làng chài can đảm ly dị chồng vũ phu, bốc vác hải sản nặng 90kg mưu sinh: Vì con mà sống

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Dẫu biết đàn ông không phải ai cũng xấu xa và hôn nhân là do chính mình quyết định. Nhưng phụ nữ lấy chồng vẫn giống như một canh bạc, may nhờ rủi chịu. Thực tế, nhiều chị em trong xã hội này có cuộc sống bi đát quá, họ thiện lương nhưng nghèo khổ, cưới nhau về mới biết mình sai.
Vợ làng chài can đảm ly dị chồng vũ phu, bốc vác hải sản nặng 90kg mưu sinh: Vì con mà sống
(Ảnh: Thanh Niên)

                           Xem Video: Phụ nữ lấy chồng như canh bạc, xinh đẹp cũng không bằng may mắn
                             

Và câu chuyện của chị Huỳnh Thị Kim Chung (42 tuổi) ở làng chài Hải Tân (tỉnh Quảng Ngãi) là một ví dụ điển hình như thế. Đời chị là chuỗi ngày đẫm nước mắt lẫn nhọc nhằn.

Vào năm 19 tuổi, chị rời làng theo chồng sang sông lập cuộc sống mới. Đôi vợ chồng trẻ tích cóp nhiều năm làm thuê mua mảnh đất nhỏ gần bến cá với giá 1,5 lượng vàng.

Thế nhưng, đời người chẳng nói trước được gì, cuộc sống yên vui trở thành địa ngục khi chồng thường đánh đập vợ trong những cơn say. Chị cắn răng chịu đựng với hy vọng tình yêu thương thức tỉnh người chồng lầm lỗi, chung sức cùng vợ lo cho các con.

Mọi khuyên giải của bà con họ hàng và cả chính quyền xã đều vô dụng khi những trận đòn đau vẫn tiếp diễn. Lúc ấy đời chị giống như nhân vật nữ chính trong tác phẩm ‘Chiếc Thuyền Ngoài Xa’ của nhà văn Nguyễn Minh Châu.

Chị Chung gắng sức thao lưới kiếm tiền sống qua ngày 

Cam chịu, nhẫn nhục vì con, vì sức yếu, vì lòng nhân hậu quá lớn, vì bản thân không thể làm trụ cột gia đình nên nỗi đau cứ thế kéo dài theo năm tháng. Nhưng may mắn làm sao, chị dần ý thức được bản thân, tự chọn một cái kết khác đời mình.

Chị gạt nước mắt gửi đơn đến tòa án xin được ly hôn và đưa 3 con thơ về bên ngoại. Kể từ đó, bất kể ngày đêm, chị nhận làm mọi việc nặng nhọc khi có người thuê mướn để kiếm tiền lo cho các con ăn học.

Cho đến một ngày nọ, chị chết lặng khi nghe tin chồng cũ qua đời. Bao nhiêu hờn giận trong lòng chợt tan biến, chị vội đưa con sang bên nội lo đám tang cho chồng.

Thương chị và nể chị quá, một người phụ nữ thiện lương nhưng không hề dại khờ, chị cũng tần tảo, cũng hy sinh, nhưng ít nhất chị biết đứng lên để khắc phục cho sự lựa chọn sai lầm xưa cũ. Người phụ nữ nghèo đã ly dị với bàn tay trắng, vẫn nhận hết quyền nuôi con.

Hình ảnh ấy vừa khiến chúng ta xót xa, đau lòng nhưng phảng phất ở chị sự kiên cường và rắn rỏi. Đáng phục hơn, chị còn là người vị tha và sống nghĩa tình, chồng mất đi không hề ôm hận, vẫn cho con cái thắp nhang, đưa tang, vẫn đứng ra chung tay lo liệu đưa người cũ về nơi chín suối.

Nghĩa cử ấy của chị đáng để chúng ta học hỏi lắm các mẹ ạ! Mình có thể nghèo, có thể ít học nhưng nhân cách không thể thua kém ai hết, bởi ôm hận cũng chẳng giải quyết được gì, chỉ khiến chúng ta thêm đau khổ, mệt mỏi.

Hình minh họa (Ảnh: baomoi.com)

Vậy sao không cứ mạnh mẽ dẹp hết ân oán, sống tốt sống đẹp để còn làm gương cho con cho cháu, để cuộc đời sang một trang mới, chưa chắc đã giàu hơn nhưng ít nhất là vui hơn.

Quặn lòng cảnh con cái phải nghỉ học vì nghèo khó.

Cũng vì thương con, chị Kim Chung quần quật làm thuê ngày sang đêm dọn hồ nuôi tôm, phân loại và bốc vác hải sản... Nhiều bữa, chị và phụ nữ làng chài phân loại cá mực, đóng thùng rồi khiêng chất lên xe tải từ sáng hôm trước đến ngày sau.

Cứ thế trong nhiều năm, c‌ơ th‌ể chị dần đau nhức vì những thùng hải sản nặng 80 - 90kg. Đến bữa, các chị ăn qua loa rồi tiếp tục làm việc khi tàu cá nối tiếp nhau cập bến. Rồi chị dành dụm hơn 30 triệu đồng dự định xây dựng mái nhà nhỏ che mưa nắng.

Bà con họ hàng và láng giềng quá xót cho chị, với 30 triệu đồng sao mà xây nhà được, vậy là họ đồng lòng cho chị mượn tiền xây dựng căn nhà gần 200 triệu đồng.

Ngày về nhà mới, nước mắt chị rơi vì mừng vui xen lẫn âu lo với khoản nợ hơn 150 triệu đồng. Chị lại ráng cày cuốc đến mức sinh bệnh: "Công việc khá nặng nhọc nhưng chúng tôi đành gắng sức vì đâu phải ngày nào cũng có việc.

Hình minh họa (Ảnh: Dân Trí)

Cả năm làm việc đúng nghĩa ‘bán mình’, chị dành dụm lo cho con ăn học và trả dần được 60 triệu đồng. Thế nhưng, đó cũng là lúc chị nhận ra c‌ơ th‌ể không còn khỏe, chị đến bệnh viện thì được bác sĩ chẩn đoán bị thoái hóa cột sống.

Nhiều lúc, chị muốn chết đi để tránh gánh nặng cho các con nhưng rồi chợt nghĩ: "Không thể bỏ con bơ vơ trên cõi đời, phải ráng sống để làm điểm tựa cho con, dù ngàn lần cơ cực". Khi không thể đi lại, chị đồng ý nhập viện, thay đốt sống nhân tạo và dùng đinh vít nẹp đĩa đệm bị trượt vào cột sống.

Lúc này nhìn con, chị lại chảy nước mắt, cô con gái thứ hai vừa hoàn thành kỳ thi THPT quốc gia, cháu được 20 điểm, đủ điểm đại học hay ao đặng nhưng vì thấy mẹ bệnh nặng, cô bé quyết định bỏ vào Bình Dương xin đi làm thuê.

Đau lắm, nỗi lòng người mẹ tần tảo cả đời,phải chứng kiến con bỏ học kiếm tiền chữa bệnh cho mình, lòng chị Chung như thắt lại. Chị cố gắng cản con, chị nói "dù nghèo đói cỡ nào mẹ vẫn vay mượn cho các con ăn học" nhưng cô con gái thứ hai một mực năn nỉ mẹ, em xin mẹ khi nào chị đầu tốt nghiệp ra trường, em sẽ xin đi học lại.

Chị Chung được nhiều người đến thăm và động viên (Ảnh: Báo )

Lần này, đến lượt con gái đầu của chị Chung quyết định đăng ký tham gia xuất khẩu lao động sang Nhật Bản. “Cháu hy vọng được xét tuyển qua Nhật làm việc với mức lương khá hơn mới đủ tiền lo cho mẹ và các em. Vì con nên mẹ đau khổ quá nhiều rồi nên cháu phải chấp nhận chứ đâu muốn xa mẹ..." con gái chị Chung, cháu Minh Thư nghẹn ngào.

Trời ơi, muốn trào nước mắt trước tỉnh cảnh của ba mẹ con, họ tuy nghèo nhưng ấm áp và chan chứa tình cảm lắm, ai cũng sẵn sàng hy sinh vì gia đình, vì người thân. Nhìn cảnh các cô con gái xin nghỉ học đi làm mà mặn chát, đắng nghét biết bao.

Các em đều là những người có tri thức, có tiềm năng học tập, nhưng vì các em nghèo quá nên con đường học vấn cũng khó khăn và bôn ba hơn nhiều. Tuy vậy, các em đúng là những người con hiếu thảo, sự hy sinh mà người mẹ đã vất vả bao năm quả thật không uổng công, uổng lòng.

Hình minh họa (Ảnh: Dân Trí)

Hôm nay, chia sẻ với các mẹ câu chuyện này để chúng ta có thêm động lực vững tin vào cuộc sống, phụ nữ sau ly dị vẫn có thể mạnh mẽ bước tới, vẫn có thể hạnh phúc nhờ con cái chăm ngoan, hiếu thảo.

Đến một người nghèo tận cùng như chị Chung còn lạc quan trước cuộc đời, bệnh tật thì không lý gì chị emvchúng ta lại buông xuôi bởi những gã đàn ông tồi tệ.

Giờ đây, chỉ cầu mong mẹ con chị hãy luôn thật khỏe mạnh, các cô con gái biết vươn lên làm kinh tế giỏi để chị Chung được hạnh phúc trong những năm tháng sau này.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật