Đào nở nộ không bóng người mua, người dân Hải Dương kêu cứu: Thương lái đòi cọc, Tết trắng tay

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Dịch bệnh bùng phát, người trồng đào Hải Dương sốc nặng khi thương lái đến tận vườn hủy đơn đòi tiền cọc, nguy cơ ngân hàng siết nợ rất cao. Nhìn cảnh người dân lao đao mà thương lắm các mẹ ạ, khổ sở cả năm chỉ chờ dịp Tết để bán kiếm chút ít mà ai ngờ đâu, dịch bệnh lại một lần nữa bùng phát. Hy vọng sang năm mới mọi thứ sẽ suôn sẻ hơn. Hãy nghĩ theo hướng tích cực thì còn người là còn của, chỉ cần có sức khỏe thì chúng ta cũng sẽ lao động và kiếm lại được mọi thứ thôi mà!
Đào nở nộ không bóng người mua, người dân Hải Dương kêu cứu: Thương lái đòi cọc, Tết trắng tay
Ảnh minh họa

Chỉ còn chưa đầy 10 ngày nữa là Tết Nguyên đán 2021 sẽ đến, song thay vì không khí náo nức mừng xuân, người người nhà nhà sắm sửa bánh kẹo, mua đào mua mai,… trang trí trong nhà thì tết Tân Sửu năm nay mọi thứ dường như trùng xuống bởi đại dịch bùng phát trên mảnh đất ngàn năm văn hiến.

Cũng kể từ ngày 28/1/2021 dịch bệnh bùng phát tại khu công nghiệp thuộc thành phố Chí Linh, trên toàn tỉnh Hải Dương đã thông báo cho toàn bộ học sinh, sinh viên nghỉ Tết sớm trong sáng ngày 29/1/2021. Đến ngày 1/1/2021 các khách sạn, nhà hàng, quán ăn, karaoke tạm dừng hoạt động và những địa điểm tập trung đông người cần hạn chế tối đa đồng thời có kế hoạch phòng chống dịch bệnh hiệu quả.

Trong những ngày cận Tết, người dân nơi đây vừa chung tay vực dậy nền kinh tế vừa gồng mình chống dịch, ngăn chặn nguy cơ lây lan. Thế nhưng, dịch bệnh bùng phát lần 2 khiến người nông dân đối diện với nỗi lo thất thu. Đặc biệt là đối với người dân trồng đào, khi hàng loạt thương lái hủy giao dịch, đòi lại tiền cọc, điêu đứng trước hàng ngàn gốc đào nở rộ trong vườn.

Những vườn đào vắng người mua.

Cuối năm Canh Tý, thời tiết như chiều lòng người, không khí lạnh tràn về, từng nụ đào đỏ thắm được giữ đến cuối năm, người nông dân ăn mừng vì được mùa. Tuy nhiên, một người buôn đào ở Hải dương cho hay, vườn nhà ông có 700 gốc, với giá bán 230.000 đồng/cành, ước tính số tiền thu được là 140 triệu đồng mà dịch giã trở lại, 2 thành phố chính cùng một số huyện bị phong tỏa, đường nào đường nấy cấm xe, nguy cơ mất trắng cả vốn lẫn lời.

Vài ngày gần đây, thương lái đến tận vườn để đòi lại tiền cọc, không còn cách nào, chủ vườn chỉ còn cách nhắm mắt chấp nhận mất trắng. Thậm chí, nhiều gia đình trồng đào với hàng chục sào đất trở nên chỉ biết khóc ròng, xác định tay trắng, của đau con xót, kêu trời chẳng thấu, than đất chẳng thưa, lại còn nợ ngân hàng chồng chất. Nếu tình hình dịch bệnh không được cải thiện, nguy cơ bị ngân hàng siết nợ là rất cao.

Chia sẻ trên Vietnamnet, vợ chồng ông Nguyễn Nhân Chơi (SN 1958) và bà Vũ Thị Ghi (SN 1967) ở khu Thanh Liễu, phường Tân Hưng, TP. Hải Dương là một trong những hộ gia đình trồng đào chịu ảnh hưởng nặng nề bổi dịch bệnh cho biết, nhà ông có 700 gốc đào được trồng trên diện tích 6 sào. Khi còn chưa bán được cây đào nào thì dịch bệnh xuất hiện khiến cả gia đình ông mất ăn mất ngủ bởi quá lo lắng, không biết đào Tết năm nay bán thế nào.

Người nông dân kêu gọi giải cứu

Nhà ông trồng đào bán Tết được 5 năm nay. Những năm trước, ông vừa trồng lúa vừa trồng 1 sào đào để giữ đất. Tết đến, nhà ông thu về tầm 20-25 triệu đồng từ trồng đào.

Năm ngoái, Tân Hưng lên phường. Người dân nơi đây nghe lời kêu gọi của xã chuyển từ trồng lúa sang trồng đào canh tác để thu lời cuối năm. Nhà ông Chơi cũng chuyển hơn 6 sào lúa sang trồng đào, với 700 gốc.

“Trước Tết hơn 1 tháng, các thương lái ở Hà Nội tìm đến tận vườn đào nhà tôi để đặt cọc mua buôn. Thương lái trả giá 230.000 đồng/cành, tương đương vườn đào nhà tôi cho thu hơn 140 triệu đồng. Họ đặt cọc tiền luôn. Cả nhà đang phấn khởi vì đào trồng cả năm cũng được giá, trừ mọi chi phí thu lãi khoảng 90 triệu đồng. 

Ông Nguyễn Nhân Chơi buồn bã vì đào ế ẩm không bán được - Ảnh: Vietnamnet

Nhưng mấy hôm vừa rồi, nghe tin Hải Dương có dịch, họ gọi điện hủy cọc và đòi lại tiền đã đặt trước đó. Nhà tôi đành phải ngậm ngùi trả lại tiền cho thương lái vì giao dịch không thành công. Bởi hiện nay, đường nào cũng cấm xe nên thương lái không thể vào tận nhà vườn thu mua buôn được”, ông Chơi buồn bã kể.

Giờ ông đang tính phải chuyển từ bán buôn sang túc tắc bán lẻ đào Tết.

“Tầm 21-22 Tết trở đi, nếu tình hình vẫn im ắng như thế này thì nhà tôi phải lên kế hoạch thay phiên nhau đi bán lẻ đào. Nhưng chưa thực hiện đã thấy không khả quan. Song với người nông dân như chúng tôi còn nước còn tát, chứ để hết đào ngoài ruộng cũng xót ruột lắm. Mà bán lẻ đào trong địa bàn tỉnh thì rất chậm vì ở quê hầu như nhà nào cũng trồng một vài cây trong vườn”, ông thở dài.

Một trong những chốt kiểm dịch tại Hải Dương

Theo ông Chơi, em ruột ông là Nguyễn Nhân Chuyển, khu Thanh Liễu, phường Tân Hưng cũng rơi vào tình cảnh điêu đứng vì 4 mẫu đào với 1.200 gốc đang ế ấm. Ước tính thiệt hại lên tới hàng tỷ đồng nếu không bán được đào.

“Người dân chỗ tôi mọi người trồng đào hết. Những năm trước, dù thời tiết nắng ấm và trồng ít nhưng gia đình nào cũng có lãi. Nhưng năm nay, nhà nào cũng trồng ít nhất 5-6 sào, với khoảng trên dưới 1.000 cành thì lo lắng lắm. Riêng những nhà trồng mấy mẫu đào trở lên mà tình hình dịch bùng phát như hiện nay thì chỉ biết khóc ròng vì xác định trắng tay và có nguy cơ nợ ngân hàng lên tới hàng tỷ đồng”, ông Chơi tâm sự.

Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, chỉ mong dịch nhanh chóng được kiểm soát để các thương lái vào mua buôn, người trồng đào gỡ gạc được đồng nào hay đồng ấy. 

Ảnh (phải) minh họa: Internet 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật