Nằm một chỗ vẫn làm thợ cơ khí, người đàn ông cố sống nuôi mẹ già

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tỉnh dậy sau tai nạn, đau đớn vì biết mình tàn phế, người đủ dũng cảm thì mạnh mẽ vượt qua, ai yếu đuối thì chọn cách buông xuôi ngay tắp lự. Và anh Nguyễn Văn Thông (47 tuổi, Tp.HCM) cũng từng rơi vào hoàn cảnh như thế.
Nằm một chỗ vẫn làm thợ cơ khí, người đàn ông cố sống nuôi mẹ già
Anh Nguyễn Văn Thông (Ảnh: Thanh Niên)

Một ngày cách đây 17 năm, anh Thông khi ấy đang ở tuổi 30 thì biến cố ập đến. Xe cẩu trong công trình trượt cáp. Một cây kèo khối lượng hàng tấn đập thẳng vào lưng. Anh bị hất văng vào nhà xưởng, chỉ kịp thấy như trời giáng, rồi mọi thứ tối sầm lại.

Mở mắt sau tai nạn, anh thấy mình nằm trong bệnh viện, nhưng chỉ đau nhức nơi bả vai và hai cánh tay. Anh quậy, toàn bộ phần dưới c‌ơ th‌ể từ ngực đổ xuống, không đau đớn, không cảm giác, và… không còn theo sự điều khiển của anh nữa.

Sợ anh sốc, bác sĩ đành tạm ‘động viên’ rằng anh bị chấn thương cột sống, cần đến 6 tháng mới đi lại được. Nhưng bằng trực giác của mình, anh không tin. Anh hiểu rằng, những điều tồi tệ nhất đã tới.

“Liệt hơn nửa người, còn sống làm gì nữa? Tôi kêu vợ và con đi đi, tìm cuộc sống mới đi, tôi chẳng còn sức làm một người chồng, người cha nữa… Họ đi, tôi nghĩ mình chỉ còn tìm đến cái chết nữa là xong.

Nhưng có chết được đâu, bố mẹ giấu hết những vật sắc nhọn nơi tôi nằm, ngay cả chén đũa cho tôi ăn cũng bằng nhựa”, anh kể về những lần t‌ּự t‌ּử bất thành.

Rồi đến một ngày, anh phát hiện chiếc máy cát-sét ở gần nên cố lết lại. Anh cắn dây, quấn vào tay mình rồi ghim điện. Anh thấy luồng điện chạy trong c‌ơ th‌ể, vẫn không đau đớn bằng sự tuyệt vọng của một người vô dụng. Nhưng, người thân cứu kịp thời, anh lại sống.

(Ảnh: Báo )

Từ cõi chết trở về, anh lại suy nghĩ nhiều hơn. Anh bắt đầu nghĩ về việc “phải sống”. Vậy mà trớ trêu thay, đùng một cái, ba anh qua một cơn tai biến. Chẳng lâu sau, anh biết tin con gái anh nguy kịch ở Đồng Tháp, quê vợ (cũ).

“Con gái tôi, sau khi mẹ nó đi bước nữa thì nó ở nhà ngoại. Nó là một phần cuộc sống của tôi, để tôi thấy những sự cố gắng của tôi còn có nghĩa. Chẳng biết bạo bệnh thế nào mà tới lúc hấp hối người thân mới gọi báo tôi biết. Tôi chạy về đó, nó chết. 2 năm sau, ba tôi chết…”, anh Thông tâm sự.

Đôi lúc trong cuộc đời, chúng ta sẽ tự hỏi, sao vận xui cứ mãi đeo bám mình, làm hoài cũng không giàu, yêu ai cũng bị từ chối, sự nghiệp lênh đênh ba chìm bảy nổi. Nhưng tất cả những điều đó, vẫn còn ‘may mắn’ gấp trăm lần so với hoàn cảnh của anh Thông.

bi kịch ư? Có bi kịch nào chát chúa hơn thế? Con gái mất rồi cha mất, vợ bỏ đi lấy người khác, bản thân tàn phế nhưng vẫn phải sống để nuôi mẹ già? Hy vọng ở đâu? Niềm tin ở đâu? Động lực ở đâu mà gắng gượng cho qua ngày đoạn tháng?

(Ảnh: Báo )

Trong khi người ngoài nhìn vào chỉ biết nói những câu an ủi kiểu như ‘Tội nghiệp quá” hay ‘Đã vậy rồi thì ráng mà sống đi’’. Nói dễ lắm nhưng làm được có mấy ai, nhất là khi tinh thần đã rệu rã, tâm hồn chi chít những vết thương.

Nếu cuộc sống mà dễ dàng, tại sao con người lại bị trầm cảm. Nếu khó khăn dễ vượt qua, tại sao tỉ lệ t‌ּự sá‌ּt lại cao đến thế?

Vậy mới nói, đáng ngưỡng mộ nhất trên thế giới này không phải là những kẻ giàu có, bạc vàng dắt đầy mình mà chính là những người đã từng trải qua biến cố lớn và bão giông kinh hoàng nhưng vẫn vươn lên để tiếp tục cuộc hành trình còn dang dở.

Ai muốn sửa xe thì phải bế tôi đi.

Anh Thông tâm sự rằng người đồng nghiệp lái chiếc xe oan nghiệt kia có đến, có thiện ý khắc phục.“Người thân kêu tôi thưa kiện để được đền bù, nhưng tôi không làm, có làm cũng chẳng thể quay ngược thời gian.

Anh ta và công ty định đưa tôi sang Singapore chữa trị, nhưng khi các bác sĩ đến thấy tình hình của tôi, họ lắc đầu. Mọi thứ ngoài tầm với của y học…”, anh Thông chua chát kể lại.

(Ảnh: Báo )

Trong quá khứ, anh Thông từng khởi nghiệp bằng xe đạp và thùng bánh da lợn. Rồi số phận đưa đẩy anh đến một tiệm cơ khí gần vòng xoay Phú Lâm (Q.6) để học việc. Càng làm, anh Thông càng bộc lộ khả năng thiên bẩm về máy móc.

Thậm chí nhiều lần chỉ nghe tiếng động cơ, anh biết ngay chiếc xe đó bị “bệnh” gì. Tương lai rộng mở với chàng trai đương sung sức. Nhưng đó là những tháng ngày trước biến cố. Còn sau tai nạn, thứ anh nghĩ đến duy nhất chỉ có một, là cái chết!

Nhưng, cái chết giờ đây với anh cũng chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Hơn thế, nếu anh chết, mẹ và những người thân thương của anh sẽ thêm một nỗi đau. “Nên, tôi biết mình chỉ có duy nhất một con đường: đứng dậy và sống tiếp”, anh nói.

(Ảnh: Báo )

Nhiều năm trời, anh kiên trì tập vật lý trị liệu, lấy lại sức khỏe cho đôi tay. Anh tiếp tục mày mò máy móc, và may thay, anh vẫn “mát tay” như xưa. Động cơ nào qua tay anh cũng êm xuôi như mới, từ thuyền bè, xe cẩu, xe ủi,…

“Làm được một thứ gì đó, mừng như muốn khóc. Càng làm lại càng thấy phấn khởi, thấy mình vẫn còn đáng sống trên đời. Anh em, bạn bè cũng nhiệt tình phụ giúp, động viên.

Ai hư hỏng thuyền, xe, đều tìm đến tôi “bắt bệnh”. Nhưng muốn sửa thì phải bế tôi ra, rồi cái nào nặng quá thì chịu khó phụ tôi một tay. Tôi đi lái máy xúc nữa, vẫn ngon lành vì xe này không cần dùng chân”, anh cười nói.

(Ảnh: Báo )

Sẵn cái tài cơ khí, anh cắt hàn inox thành những mặt dây nịt rồi bán online. Những sợi dây nịt thủ công tinh vi khiến người ta thích thú. Mỗi tháng, anh có thể bán hơn chục triệu đồng, trừ chi phí, công sức cũng còn lại khoảng 7 triệu đồng để trang trải.

Tuyệt vời quá anh Thông ạ! Bởi sau bão giông của cuộc đời, anh đã tìm thấy được mục đích sống. Hành trình ấy tuy dài và vất vả nhưng cảm ơn anh vì đã không bỏ cuộc. Để hôm nay, câu chuyện của anh sẽ truyền cảm hứng cho rất nhiều người.

Như anh Thông, chẳng ai nghĩ liệt nửa người vẫn có thể làm thợ cơ khí, vẫn vặn ốc vít mỗi ngày, vẫn đánh chữ rao bán hàng trên mạng. Anh không còn hai chân nhưng anh còn hai tay, một tay nuôi mẹ già và một tay cứu chính mình. Giờ đây gác lại quá khứ phía sau, anh vẫn đang “bước” tiếp bằng “đôi tay”, trên con đường không bằng phẳng của mình.

(Ảnh: Báo )

Suy cho cùng, đời người rồi cũng qua, thậm chí nhanh như một cái chớp mắt. Được hay mất, sống hay còn, buồn vui hay đau khổ là do nỗ lực của mỗi người. Cũng như anh Thông đã nói ‘“Mỗi người đều có một cái số, để thử thách chính mình. Quan trọng là mình biết chấp nhận để vượt qua. Đừng bao giờ bỏ cuộc khi bản thân còn có thể”.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật